Nhau thai là một bộ phận của thai nhi được hình thành ngay khi trứng được thụ tinh. Nhau thai có màu đỏ, bề mặt mịn, nó làm nhiệm vụ nối bào thai với thành tử cung của mẹ thông qua dây rốn. Có tác dụng bảo vệ thai nhi chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh và sản xuất hormone giúp bào thai phát triển.
Mục lục
Tuy nhiên, nhau thai không phải là một lá chắn siêu nhiên vì vẫn có một số chất độc hại có thể xâm nhập gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nhau thai không đủ khả năng chống như virus cúm, virus Rubella v.v.
Hình ảnh rau thai
Yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai
– Tuổi cao: Mẹ mang thai sau 40 tuổi dễ có nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến nhau thai hơn các mẹ khác.
– Đã có tiền sử về nhau thai: Những mẹ có tiền sử nhau thai gặp vấn đề trong các lần mang thai trước cũng có nguy cơ cao về nhau thai trong lần mang thai tiếp theo.
– Gặp vấn đề về đông máu: Một số vấn đề y khoa có thể gây ra hiện tượng máu không đông lại được.
– Phẫu thuật tử cung: Đã từng phẫu thuật tử cung cũng có thể khiến nhau thai không phát triển bình thường.
– Bị thương ở bụng: Bị ngã, hay bị vật nhọn đâm vào bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhau thai. Nguy cơ nhau thai bị đứt, gãy là rất cao.
– Mang đa thai: Các bà mẹ mang đa thai thường có nhau thai phát triển yếu hơn.
– Huyết áp cao: Huyết áp cao cũng có thể khiến nhau thai không thực hiện đầy đủ chức năng của nó.
– Bong nút nhầy cổ tử cung sớm: Bong nút nhầy cổ tử cung quá sớm cũng khiến nhau thai gặp nguy hiểm.
– Sử dụng nhiều chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, những chất kích thích nói chung cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nhau thai.
Một số vấn đề thường gặp đối với nhau thai
Bác sỹ sẽ theo dõi tình trạng nhau thai nhờ xác định lưu lượng máu truyền qua dây rốn – nhau thai qua các lần siêu âm. Khi mang bầu các mẹ có thể phải đối mặt với một số vấn đề bất thường về nhau thai như sau:
Canxi hóa bánh rau
Ở những tháng cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện hiện tượng canxi hóa nhau thai. Tuy nhiên, sẽ là nguy hiểm nếu ở những tháng cuối thai kì, bánh nhau bị canxi hóa với cấp độ nặng vì vậy mẹ bầu nên đi khám bác sĩ thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường về nhau thai.
Nhau thai bám thấp
Nhau thai bao phủ một phần (hoặc tất cả) cổ tử cung. Sinh mổ là cách được áp dụng trong phần lớn trường hợp nhau thai bám thấp vì cổ tử cung đã bị phủ bởi nhau thai
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai phát triển và bám ở phần dưới của tử cung, che một phần hoặc che hoàn toàn cổ tử cung. Trường hợp này, bánh nhau đã “ngáng” đường đi của thai nhi khi chào đời. Mổ lấy thai hiện nay là phương pháp phổ biến và an toàn nhất khi mẹ bầu mắc nhau tiền đạo.
Triệu chứng nhau tiền đạo phổ biến mất là thai phụ bị chảy máu bất thường nhưng không đau bụng vào cuối thai kỳ thứ hai hoặc bắt đầu sang thai kỳ thứ ba.
Nhau thai bám quá chắc
Nhau thai bám quá chắc và quá sâu vào thành tử cung. Nếu mẹ bầu nào có tình trạng nhau thai bám quá chắc thì dễ có nguy cơ sinh non hoặc chảy máu nặng khi chuyển dạ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ hoặc phải phẫu thuật để loại bỏ nhau thai.
Nhau cài răng lược
Nhau cài răng lược là thuật ngữ sản khoa để chỉ hiện tượng nhau thai bám quá chắc và sâu vào thành tử cung. Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, nhau thai bám vào thành tử cung. Khi đến ngày dự sinh, nhau thai sẽ bong tróc tự nhiên và em bé chào đời. Trường hợp nhau cài răng lược, một phần hay toàn bộ bánh nhau không bám bình thường vào thành tử cung, mà bám sâu và chắc. Mẹ bầu mắc nhau cài răng lược dễ có nguy cơ sinh non hoặc mất máu khi chuyển dạ. Để xử lý trường hợp này, các bác sỹ thường chọn phương pháp mổ lấy thai hoặc phẫu thuật loại bỏ nhau thai.
Nhau thai đứt rời
Là trạng thái rau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường là 3 tháng cuối nhưng cũng có khi sớm hơn (ở tuần thứ 20). Việc đứt nhau thai làm bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra máu cho mẹ và khiến nguy cơ sinh non tăng lên. Trong trường hợp này, hầu hết mẹ bầu đều phải nhập viện để theo dõi.
Benh.vn