Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch lớn do nhiễm virus cúm và những biến chứng nặng, nguy hiểm như viêm phổi, suy đa tạng…Ngoài những giải pháp phòng ngừa cúm đang được áp dụng, vừa qua các nhà khoa học từ trường Đại học Emory, Georgia và Trung tâm công nghệ sinh học Gandi ở Ấn Độ đã phát hiện ra chất nhờn của ếch nhái có thể tiêu diệt các virut cúm H1.
Mục lục
Sự nguy hiểm của cúm H1
Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A(H1N1) gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng
Theo tổ chức Y tế thế giới cảnh báo nếu không đề phòng, dịch cúm có thể trở thành đại dịch trên quy mô toàn cầu. Thống kê hàng năm cho thấy, dịch cúm gây ảnh hưởng từ 5 đến 15% dân số của Bắc bán cầu. Hiện, phương pháp hiệu quả nhất để phòng chống cúm là tiêm chủng hàng năm.
Dịch tiết trên da ếch nhái có thể tiêu diệt cúm H1
Có chức năng như peptit kháng cúm
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Immunity cho thấy bí mật nằm ở dịch tiết ra từ da ếch nhái. Cụ thể, trong da của loại loại bò sát này có chứa peptit kháng khuẩn bảo vệ chúng khỏi những vi khuẩn có hại. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu do giáo sư vi sinh học Jacob đứng đầu phát hiện ra rằng, dịch tiết ra từ da các con ếch nhái vùng Nam Ấn Độ có chức năng giống như peptit kháng cúm và có thể hữu ích trong việc phát triển các loại thuốc kháng virut.
Giáo sư Jacob và nhóm của ông đã gọi loại peptit này là Urumin và sử dụng một kích thích điện mềm để thu thập Urumi từ những chất tiết ra từ da ếch Hydrophylax Bahuvistara. Một số Peptit kháng khuẩn rất độc hại đối với các tế bảo của động vật có vú – chúng phá hủy màng tế bào. Tuy nhiên Jacob và đội của ông đã tìm thấy Urumin với sự hỗ trợ của kính hiển vi điện tử và bị thuyết phục rằng, peptit này chỉ phá vỡ virut cúm.
Giáo sư cho rằng, urumin nhập vào phần protein HA – phần virut chịu trách nhiệm gắn virut với tế bào bị nhiễm. Ông Jacob cho biết “ Tính năng này có thể cực kỳ có giá trị, bởi vì các loại thuốc chống lại bệnh cúm hiện nay đang tác động đến các phần khác của virut”.
Thử nghiệm trên chuột
Qua đó, nhóm đã tiến hành thí nghiệm tiêm urumin vào chuột chưa được tiêm vắc xin. Kết quả, urumin chỉ được chứng minh hiệu quả ở một số chủng cúm – H1 mà không chống được chủng cúm H3N2.
Kết quả trên mặc dù còn hạn chế nhưng theo các nhà khoa học dịch nhờn tiết ra trên da ếch nhái – những peptit có thể là tài nguyên vô giá trong trường hợp có một đại dịch cúm xuất hiện sau khi xuất hiện một chủng virut cúm mới lây lan nhanh và dễ dàng.
Đặc biệt, khi không có vắc xin chống laị chủng virut này – hoặc trong trường hợp khi những chủng virut đã có kháng lại những loại thuốc hiện hành – bạn có thể sử dụng peptit để chống virut.
Benh.vn (Theo dantri.com.vn)