Ngày nay các mẹ đã nhận biết được vai trò quan trọng trong việc dạy bé các kỹ năng để có thể phát triển đúng độ tuổi. Các kỹ năng này sẽ giúp cho các bán cầu não của trẻ phát triển vì vậy quan niệm để con người phát triển tự nhiên, hoang dã không còn đúng trong thời đại nay.
Mục lục
- 1 1. Giúp bé phát triển khả năng vận động
- 2 2. Giúp bé phát triển thể chất
- 3 3. Luyện khả năng quan sát cho bé
- 4 4. Luyện khả năng khéo léo cho bé
- 5 5. Luyện khả sự nhanh nhẹn và tạo hứng cho bé
- 6 Bé khám phá với đất sét và bột màu
- 7 6. Luyện khả năng phối hợp tay và mắt
- 8 7. Luyện khả năng cầm nắm đồ vật
- 9 8. Luyện kỹ năng mặc quần áo
- 10 9. Luyên kỹ năng rửa tay
- 11 10. Luyện tính ngăn nắp cho trẻ
- 12 11. Rèn luyện tính tự lập cho bé
- 13 12. Biết phụ việc giúp mẹ
1. Giúp bé phát triển khả năng vận động
Vào khoảng thời gian giữa lần sinh nhật thứ hai và thứ ba, thể chất của bé phát triển chậm. Do chiều dài các chi tăng lên và vận động nhiều giúp cơ bắp khỏe mạnh, nhờ đó bé có thể đứng thẳng hơn và rốn bớt lồi. Bây giờ bé có thể bước đi nhanh hơn hoặc vừa cầm đồ chơi vừa bước đi.
Khi được 3 tuổi, bé có thể thực hiện những điều sau:
– Leo lên cầu thang bằng cách bước từng nấc một
– Cúi xuống nhặt lấy đồ chơi mà không bị té
– Đạp được loại xe có ba bánh
– Vẽ những vòng tròn trên giấy bằng bút chì
– Biết lật từng trang sách
– Biết xoay cổ tay hoặc mở nắp chai
2. Giúp bé phát triển thể chất
Điều bé cần trong suốt giai đoạn này là có thêm nhiều cơ hội để bé tập vận dụng cơ thể, qua đó tăng cường sức mạnh cho các chi và tập phối hợp với các động tác.
Lưu ý vào giai đoạn này bé chưa thể nhảy được những bước dài liên tục. Tuy nhiên thỉnh thoảng khi đi hoặc chạy bé có thể thực hiện bước nhảy lò cò hoặc bước nhảy xa hơn. Thời gian đầu những kỹ năng này mang tính tự phát nhưng nó sẽ trở nên thuần thục khi bé tập luyện nhiều hơn.
Cầu trượt, xích đu là những trò chơi ngoài trời hữu ích do có nhiều trẻ cùng chơi với nhau, bé có thể học hỏi từ bạn bè và tiết chờ đến lượt mình.
Bé thỏa thích khám phá với cầu trượt
Dùng chiếc xe ba bánh có tay cầm nhưng không có bàn đạp giúp bé vận động đôi chân nhiều hơn và việc điều khiển giúp bé phát triển khả năng phối hợp các động tác. Khi đã điều khiển thuần thục, bé có thể đạp xe bằng bàn đạp.
Tập cho bé leo lên và xuống cầu thang một cách an toàn nhằm giúp cơ bắp của bé phát triển tốt hơn (bạn có thể cùng leo với bé).
3. Luyện khả năng quan sát cho bé
Ghép hình hoặc tranh là một kỹ năng quan sát và tính toán sơ đẳng quan trọng. Bạn có thể cho bé xem trước các hình được sắp xếp theo thứ tự, sau đó xáo trộn chúng. Nhiệm vụ của bé là sắp xếp lại các hình này. Trò chơi này giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ, liên kết các ý tưởng, quan sát và tư duy của bé.
4. Luyện khả năng khéo léo cho bé
Tập cho bé cầm muỗng, đũa, chén, ly uống nước thường xuyên sẽ giúp bé hoàn thiện khả năng cầm nắm.
5. Luyện khả sự nhanh nhẹn và tạo hứng cho bé
Tính nhanh nhẹn trong đi đứng, chạy nhảy cũng có thể được phát triển bằng cách chơi những trò chơi vận động đòi hỏi phải nhảy lên hay dùng đến ngón chân. Hãy khuyến khích bé nhảy múa theo điệu nhạc cùng với bạn. Bé cần phải luyện tập nhiều mới có thể giữ được thăng bằng, việc này có thể phát triển bằng những trò chơi đá banh, bắt bóng.
Các mẫu đất sét mềm, ẩm rất hấp dẫn bé, chỉ cần nhào nặn nó trong tay, không cần tạo thành những hình cụ thể cũng làm bé thích thú. Tạo những hình phẳng và dùng khuôn hình ấn lên hoặc thậm chí chỉ cần ấn ngón tay bé lên cũng cho phép bé khám phá nhiều thứ.
Bé khám phá với đất sét và bột màu
Vào tuổi này trẻ còn thích vẽ, nên bạn hãy cho con mình thật nhiều vật liệu để vẽ, gồm có bút chì đủ màu sắc và chỉ cho bé thấy tác dụng của tất cả các màu khác nhau ấy, Bạn cũng có thể giúp bé liên kết những hình vẽ của mình với thế giới xung quanh bằng cách so sánh màu của các cây viết màu với những màu sắc của các đồ vật hàng ngày.
6. Luyện khả năng phối hợp tay và mắt
Bé có thể làm gì lúc hai tuổi
– Lúc được 2 tuổi, khả năng cầm nắm của bé trở nên tinh tế hơn, đồng thời bé có thể sử dụng từng ngón tay một cách riêng rẽ. Bé có thể xoay và gập cổ tay dễ dàng.
– Bé có thể “xây” tháp từ 6 viên gạch nhựa hoặc hơn nữa.
– Bé còn có thể xâu các hạt lớn thành chuỗi. Đây là giai đoạn thích hợp để bé chơi trò xếp các viên gạch có thể gài vào nhau, nếu như trước đây bạn đã không đưa cho bé chơi.
– Khi được 2 tuổi, những ngón tay của bé tỏ ra rất lanh lợi. Trong vòng 6 tháng tiếp theo, khả năng phối hợp giữa tay và mắt của bé càng được cải thiện hơn, cho phép bé thực hiện các động tác tinh tế hơn.
– Bé có thể vẽ và tô màu. Từ giai đoạn này trở đi, bé đã biết cách cầm bút chì màu hoặc cọ vẽ do cổ tay chuyển động mềm mại hơn. Có những bé chỉ tô màu trong vài phút đã chán, nhưng cũng có những bé khác mải mê tô quên cả thời gian.
Khi bé lớn, những kỹ năng của bé ngày càng có mối liên hệ khăng khít với nhau hơn. Cùng với khả năng tập trung chú ý, bé đã biết kiên nhẫn nhiều hơn.
Bé làm được gì lúc 2 tuổi rưỡi?
– Lúc 2 tuổi rưỡi (có khi còn sớm hơn) bé không còn cầm cọ bằng cả lòng bàn tay như trước đây nữa. Điều này có nghĩa là bé có thể tô màu chính xác hơn. Bé đã biết giới hạn vùng tô màu trong phạm vi của tờ giấy và những chỗ được tô thể hiện chú ý của bé hơn. Có thế hình ảnh mà bé vẽ ra chưa thể gọi là một bức tranh như mong đợi, nhưng sự cổ vũ nhiệt tình của bạn sẽ khuyến khích bé vẽ được nhiều bức tranh khác đầy sáng tạo hơn.
– Bé đã có đủ kiên nhẫn và khéo léo để “xây” tháp cao đến 8 viên gạch hoặc hơn. Nếu cách xếp gạch của bé không bị nghiêng, lệch bé còn có thể chất gạch cao hơn. Mỗi lần cố gắng xếp gạch lại khi tháp bị đổ, dù không thành công thì bé cũng đã học được điều gì đó mới mẻ và khả năng phối hợp động tác của bé cũng gia tăng thêm.
Độ tuổi này, có một số bé tỏ ra cẩn thận, không làm đổ màu song hầu hết các bé hoàn toàn không hệ quan tâm đến chuyện này. Dù bé gọn gàng, sạch sẽ đến mức nào thì ở lứa tuổi này chắc chắn không thể đạt được yêu cầu giữ cho áo quần hay đồ đạc luôn sạch sẽ được.
Bé thích thú với việc bôi bẩn khắp nơi
Lúc 2 tuổi rưỡi, bé có thể vẫn còn cầm cọ vẽ hoặc bút chì màu bằng cả lòng bàn tay. Tuy nhiên, đến lúc 3 tuổi (có khi sớm hơn) bé thường thay đổi cách cầm, trông có vẻ giống như cách người lớn vẫn cầm. Nhờ vậy, bé có thể vẽ và tô màu dễ dàng hơn. Bé thường tự vẽ hoặc tô màu theo ý thích, lúc khoảng 3 tuổi, bé không chỉ thích vẽ những đường nét ngẫu nhiên , hú họa mà đã có thể vẽ những đường viền của một hình nào đó. Bé vẽ được nhiều đường khép kín và bắt đầu tập vẽ những hình căn bản. Đây là một bước tiến lớn trong các hoạt động sáng tạo của bé
Lúc 3 tuổi bé còn có thể chế tạo được nhiều đồ chơi thú vị. Giả sử khi bạn “xây” cầu giả từ 3 viên gạch làm mẫu cho bé, bé sẽ nhanh chóng hiểu và có thể làm theo được. Chẳng bao lâu sau, bé có thể “xây” cả tuyến đường vào thành phố từ những viên gạch nhựa, rồi bé cũng sẽ dành ra nhiều giờ đồng hồ để say sưa ngắm nhìn “thành phố giả” của mình.
7. Luyện khả năng cầm nắm đồ vật
Từ 2 tuổi, bé đã có thể lật sách theo từng trang. Xúc giác của bé đã tinh tế hơn, nên bé ít khi làm rách sách.
Lúc 2 tuổi, bé có thể mở cửa vì lúc này bé đã có khả năng xoay cổ tay khi cầm nắm cửa rồi. Lúc 2 tuổi rưỡi bé có thể mở nắp nhiều loại chai đựng. Vì vậy, những ngày trời mưa, nếu bé phải ở nhà chơi thì bạn có thể tìm cho bé chơi nhiều loại đồ chơi khác nhau, rẻ tiền và dễ thực hiện.
Lúc 2 tuổi rưỡi, bé có thể cầm nắm những đồ vật nhỏ, dùng 1 hoặc 2 ngón tay kết hợp với ngón tay cái, bé thường xoay đồ vật tới lui để quan sát, tìm hiểu. Cách cầm nắm của bé rất đa dạng, tùy theo yêu cầu của công việc. Điều này chứng tỏ giữa các tế bào não của bé đã có những đường liên hệ quan trọng. Bé thích dịch chuyển đồ vật, có thể là xếp các viên gạch nhựa, bỏ thư vào thùng thư.
8. Luyện kỹ năng mặc quần áo
Một trong những hoạt động thường ngày của bé là thay quần áo. Bé 2 tuổi sẽ rất thích thú khi được tự mình làm việc này. Nên tạo cho bé cơ hội để bé học cách mở nhiều loại nút gài quần áo khác nhau như khuy bấm và dây kéo. Đây là những kỹ năng cần đến những vận động tinh vi và khéo léo của các ngón tay. Chúng sẽ rất có ích và là một kỹ năng mà con bạn cần phải thông thạo vào đúng thời điểm phát triển của bé. Thông qua các hoạt động này, trẻ gia tăng thêm sự tự tin và có khả năng tự mình xử lý những công việc nhỏ, nhất là khi bé đi nhà trẻ.
Bé học kỹ năng tự mặc quần áo
Bé bắt đầu tập sử dụng áo có nút lúc 2 tuổi rưỡi. Thường thì lúc mở nút áo, bé ít vụng về, lóng ngóng hơn lúc gài nút áo, mặc dù lúc gài nút, bé rất tập trung, chú ý. Vì vậy, bạn còn phải khéo léo giúp đỡ bé trong một thời gian khá dài nữa.
9. Luyên kỹ năng rửa tay
Giai đoạn này là thời điểm thích hợp để hướng dẫn bé những bước cần thiết khi rửa tay. Thông thường mỗi lần bé rửa tay, bạn nên hướng dẫn cho bé đầu tiên phải xả nước cho ướt đều tay, sau đó lấy xà phòng và chà hai tay thật kỹ, cuối cùng là rửa nước cho thật sạch và lau tay khô.
10. Luyện tính ngăn nắp cho trẻ
Lúc 2 tuổi rưỡi là thời điểm thích hợp để dạy bé tính ngăn nắp, chẳng hạn bảo bé rằng quần áo không được vứt thành đống dưới sàn nhà. Bé sẽ vui vẻ tự mang đồ đạc bỏ vào máy giặt hoặc bỏ vào giỏ đựng quần áo bẩn (để mang đi giặt) nếu khi đó bạn khéo léo biến thành một trò chơi, chẳng hạn bé và bạn sẽ thay phiên nhau mang lần lượt từng chiếc quần hay áo để cho vào giỏ.
11. Rèn luyện tính tự lập cho bé
Đối với giày và tất, bé cởi ra rất dễ dàng. Lúc 3 tuổi, bé đã có thể tự mang giầy mà không còn nhầm bên như trước nữa. Bất cứ khi nào có thể, bạn nên để cho bé tự làm lấy mọi việc nhằm phát huy tính tự lập của bé. Sự kiên nhẫn của bạn trong giai đoạn này sẽ được đền đáp xứng đáng về sau, nhất là khi bé đi nhà trẻ hay đi học.
Bé đã có thể tự đi vệ sinh ở nhà vệ sinh dễ dàng, song đến khi lau chùi, bé vẫn còn cần đến sự giúp đỡ của bạn. Có thể bạn cũng cần để ý lúc bé rửa tay, nhằm hướng dẫn cho bé rửa đúng cách.
12. Biết phụ việc giúp mẹ
Gần 3 tuổi, bé càng nhận thức rõ hơn về những ảnh hưởng mà bé có thể gây ra. Bé dùng tất cả khả năng quan sát của mình để có những thao tác thích hợp với công việc. Giờ đây, bé đã có thể mang được cả những đồ vật dễ vỡ (như bình trà chẳng hạn). Bé có thể rất hăng hái phụ bạn dọn chén, đĩa để ăn cơm. Bé thích trở thành người có ích và thường tự hào khi được xem là “đã lớn”. Bạn cứ thử nhờ bé làm một việc gì đó vào thời điểm thích hợp, nên chọn công việc vừa tầm với khả năng của bé. Tất cả những công việc đó đều khiến bé cảm thấy bản thân mình trở nên quan trọng hơn.
Benh.vn