Sau cơn đột quỵ, trái tim của các bệnh nhân thường để lại sẹo, vết sẹo này không thể phục hồi như vết sẹo trên da mà sẽ khiến tim yếu dần đi theo thời gian gây ra nhiều khuyết tật ở tim thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Để khắc phục điều này, mới đây các nhà khoa học tại Đại học Stanford đã phát triển một miếng dán phục hồi những tổn thương ở mô tim.
Cơ chế hoạt động của miếng dán
Pilar Ruiz-Lozano người đứng đầu dự án nghiên cứu cho biết họ đã sử dụng một miếng dán collagen được truyền dẫn với một loại protein, gắn vào trái tim của những con chuột và lợn đã từng có một cơn đau tim trước đó. Kết quả cho thấy miếng dán kích thích sự tăng trưởng của các tế bào khỏe mạnh và thậm chí cả các mạch máu, sản sinh các mô mới với oxy và chất dinh dưỡng.
Được biết, các nhà khoa học đã truyền một phần collagen vào FSTL1 để tạo ra miếng dán phục hồi tổn thương mô tim. Điều này mang lại sự linh hoạt cho các mô tim, bên cạnh khả năng từ từ giải phóng protein trực tiếp vào cơ tim theo thời gian. Nó cũng có nghĩa là cơ thể sẽ không từ chối cấy ghép, bác sĩ có thể không cần sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh nhân. Trong thực tế, qua thời gian, các miếng dán được đưa vào đã hợp nhất với cơ thể.
Thử nghiệm thành công trên động vật
Việc thử nghiệm miếng dán này trên chuột và lợn bước đầu đã thành công. Đầu năm 2017 các nhà khoa học hy vọng họ có thể chuyển sang thử nghiệm trên người để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện, sớm đưa ra sản xuất, mở ra nhiều hy vọng mới cho người bệnh từng trải qua cơn đột quỵ.