Mặc dù bệnh Sởi là bệnh truyền nhiễm, rất dễ bùng phát thành dịch. Tuy nhiên, Sởi thường chỉ gây hại nếu xảy ra các biến chứng. Trong trường hợp bé bị mắc bệnh Sởi, bạn hãy bình tĩnh đưa bé tới cơ sở y tế, nhận lời khuyên về chẩn đoán và chữa bệnh Sởi, tỷ lệ khỏi rất cao.
Điều trị bệnh Sởi
Liệu pháp điều trị bệnh sởi gồm điều trị toàn thân và điều trị triệu chứng. Với những bệnh nhân sởi có biến chứng nhiễm khuẩn thì phải dùng các kháng sinh đặc hiệu tuỳ theo biến chứng. Nếu bệnh nhân bị viêm não cần thiết chăm sóc tích cực chú ý tăng áp lực nội sọ. Phải dùng vitamin A liều cao trong các trường hợp sởi nặng đặc biệt trẻ em dưới 2 tuổi rất có hiệu quả.
– Với trẻ em từ 1 – 6 tháng một liều 50.000 UI
– Với trẻ em từ 7 – 12 tháng một liều 100.000 UI
– Trẻ em trên 1 tuổi một liều 200.000 UI
– Cách dùng: đường uống, chia liều trên trong 2 ngày liền nhau.
Ngoài ra Vidarabin cũng có hiệu quả chống lại virus sởi ở phòng thí nghiệm và có thể áp dụng điều trị bệnh nhân suy giảm miễn dịch bị sởi.
Phòng bệnh Sởi
Phòng bệnh không đặc hiệu
– Phải phát hiện bệnh nhân sớm từ khi còn ở thời kỳ khởi phát chỉ có ho và viêm long mắt mũi để cách ly và tránh lây lan ra cộng đồng và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nặng.
– Với những trẻ em và người lớn quá nhạy cảm với bệnh sởi như trẻ nhỏ dưới một tuổi hoặc những người lớn có suy giảm miễn dịch mà tiếp xúc với bệnh nhân sởi trong vụ dịch.
+ Phải tiêm ngay Globulin miễn dịch chuẩn chậm nhất trong vòng 6 ngày tính từ khi tiếp xúc, tiêm bắp, tiêm càng sớm càng tốt.
+ Liều: 0,25ml/ kg cho người khoẻ; 0,5ml/ kg cho người suy giảm miễn dịch với liều tối đa là 15ml
Phòng bệnh đặc hiệu
Tiêm vắc xin là biện pháp đặc hiệu tốt nhất để giúp trẻ phòng bệnh Sởi
– 1954 Ender và Pecbls phân lập được virus sởi từ máu của bệnh nhân sởi tên là Edmonston 24 giờ sau khi sởi mọc.
– 1958 thì làm được vac xin lần đầu tiên
– Vac xin hiện đang dùng là loại vac xin sống tối giảm hoạt Schawarz (1962) chỉ tiêm một lần, miễn dịch tốt 97,1% phản ứng nhẹ hơn (30%) cùng các vac xin tương tự như của Anh (Beckenham 20 và 31)
– Chỉ định tiêm vac xin
Bắt đầu tiêm cho trẻ em từ 8 -9 tháng tuổi, sau tiêm nhắc lại một lần nữa khi trẻ 2 tuổi, cho miễn dịch suốt đời.
– Cách tiêm: tiêm dưới da
– Chống chỉ định:
- Trẻ đang sốt
- Bị lao tiến triển
- Mới được tiêm Gamaglobulin hoặc truyền máu (3 tháng)
- Bị dị ứng với trứng
- Phụ nữ đang có thai
- Các người có bệnh máu
- Các người đang điều trị Corticoit, xạ trị, hoá liệu ung thư
– Kết quả: chỉ có 5% thất bại
– Tai biến khi dùng vac xin: chán ăn, nôn, ỉa chảy, viêm mũi họng rất hiếm và có khoảng 10% trẻ có phát ban kiểu sởi nhẹ ở mặt, trên ngực vào ngày thứ 10, ban tồn tại chừng 48 giờ.
Benh.vn