Trước thông tin diễn biến về virus cúm gia cầm H7N9 ngày càng phát triển, gây nguy hiểm cho loài người. Không chỉ Bộ Y tế Việt Nam mà WHO (tổ chức y tế thế giới) cũng đang rất lo ngại về việc phòng tránh dịch bệnh cho người dân.
Kể từ khi virus cúm gia cầm H7N9 xuất hiện vào đầu năm 2013 đến nay, vẫn còn nhiều câu hỏi lớn chưa có lời giải. Đó là vì sao H7N9 gây quá ít triệu chứng ở loài chim và gia cầm khiến cho việc phát hiện sớm bệnh này cực kỳ khó khăn. Tính đến nay, ít nhất 460 người nhiễm bệnh, trong đó 175 người đã tử vong.
Virus cúm gia cầm H7N9 ngày càng nguy hiểm gây quan ngại cho cộng đồng xã hội
Báo South China Morning Post ngày 9/1 dẫn lời giới chuyên gia quan ngại dòng cúm này có thể sẽ trở thành một loại “virus tận thế” có khả năng lây nhiễm từ người sang người rất nhanh.
Kết quả nghiên cứu về virus H7N9
Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Viện khoa học Trung Quốc cũng cho thấy virút H7N9 biến đổi rất nhanh sau khi tìm được một chủ thể ủ bệnh mới. Trong một số trường hợp, các biến thể còn hỗ trợ cho virus này tồn tại mạnh hơn trong động vật có vú chỉ trong khoảng 4 ngày, tạo điều kiện cho virus chết người này lan nhanh và gây thêm nhiều tổn hại trong chủ thể mới.
Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tiêm phòng cúm, rửa tay thật sạch, tránh tiếp xúc với gia cầm chết, nấu thật kỹ thịt gia cầm khi chế biến thức ăn…để bảo vệ bản thân và gia đình nhiễm virus cúm H7N9 đang ngày càng phát triển.
Hải Yến – Benh.vn (Tổng hợp)