Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường gặp khi thời tiết nồm ẩm, nóng bức. Điều này khiến cho bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc. Vậy có cách nào để chăm sóc cho bé bị rôm sảy? Bố mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây của benh.vn để có biện pháp chăm sóc đúng cách và hiệu quả.
Mục lục
Hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy là bệnh ngoài da do tình trạng tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn khiến gây ra sự ứ đọng. Việc này khiến cho làn da nhạy cảm của bé bị viêm, nổi các sẩn nhỏ màu hồng ở trên da. Tuy rôm sảy không gây ra đau nhưng khiến cho trẻ ngứa ngáy và khó chịu.
Nguyên nhân bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh chưa được rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố quan trọng thúc đẩy tình trạng bệnh này:
- Trẻ sơ sinh có các ống dẫn, tuyến mồ hôi chưa được hoàn chỉnh, đặc biệt là ở những trẻ phải nằm trong lồng ấp.
- Thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là mùa hè ở nước ta là tác nhân kích thích khiến cho cơ thể của bé tiết nhiều mồ hôi. Việc tuyến mồ hôi hoạt động quá mức như vậy là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng rôm sảy.
- Trẻ nằm quá lâu trên giường hoặc mặc nhiều quần áo, quấn tã quá chặt cũng khiến cho làn da của bé bị bí tắc, xuất hiện tình trạng rôm sảy.
Các loại rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Dựa vào độ sâu và hình dạng, biểu hiện của các vết rôm sảy mà chia chúng thành các dạng dưới đây:
- Rôm sảy ở dạng tinh thể: Đây là thể nhẹ nhất của rôm sảy, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Do mới ảnh hưởng tới các tuyến mồ hôi ở lớp trên cùng vì vậy các triệu chứng xuất hiện thường là bóng nước, mụn nước dễ vỡ.
- Rôm sảy gai (rôm sảy đỏ): Đây là trường hợp hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra ở sâu trong da. Các dấu hiệu đặc trưng thường là các sẩn đỏ, ngứa, khiến cho bé có cảm giác như kiến cắn.
- Rôm sảy sâu: Đây là tình trạng với các tổn thương nặng nhất, các tuyến mồ hôi bị ảnh hưởng nặng khiến cho trẻ bị rôm sảy kéo dài. Tuy nhiên dạng này thường ít gặp ở trẻ.
Cách nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số đặc điểm mẹ có thể nhận ra khi bé mắc phải rôm sảy:
- Mụn nước mọc thành các đám trên nền da bị mẩn đỏ.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu, bứt dứt.
- Trẻ cảm thấy ngứa nên thường gãi và gây ra các vết xước trên da. Điều này có thể khiến cho các vết mụn mủ, mụn viêm hình thành.
- Các triệu chứng rôm sảy thường xuất hiện ở những nơi có nhiều tuyến mồ hôi như cổ, trán, vai, lưng, ngực.
Do có nhiều dấu hiệu tương tự các bệnh ngoài da khác như sốt phát ban, dị ứng,… nên mẹ cần quan sát và chú ý bé kỹ hơn để có biện pháp xử lý đúng đắn.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao
Khi rôm sảy trẻ sơ sinh được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách thì có thể khỏi nhanh chóng sau vài ngày. Bố mẹ nên lưu ý thực hiện một số biện pháp dưới đây để tình trạng rôm sảy của bé nhanh cải thiện:
- Khi trẻ đang bị đổ nhiều mồ hôi, không nên thoa phấn rôm lên da bé do có thể khiến cho tình trạng bít tắc lỗ chân lông khiến cho tuyến mồ hôi bị ảnh hưởng nặng hơn.
- Hạn chế tình trạng mặc quần áo quá dày cho bé hoặc quấn tã quá chặt làm cho mồ hôi tiết ra không thể thoát được làm cho da bé bị viêm nhiễm nặng hơn.
- Vệ sinh da đúng cách: Dùng nước ấm và bông gòn mềm để rửa sạch vùng da bị rôm sảy. Sau đó, hãy lau khô vùng da hoàn toàn bằng cách sử dụng khăn lông mềm thấm nước. Đảm bảo vùng da luôn khô ráo và sạch sẽ để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
- Chọn một loại kem chống rôm phù hợp cho trẻ sơ sinh và thoa một lượng nhỏ lên vùng da bị rôm sảy. Kem chống rôm giúp bảo vệ da khỏi sự ma sát và tạo một lớp bảo vệ cho da. Có thể sử dụng kem bôi da Nano bạc chuẩn hoá PlasmaKare No5 để thoa khi bé bị rôm sảy. Với phức hệ Nano bạc TSN cùng các chiết xuất dược liệu an toàn lành tính giúp làn da của bé nhanh chóng được phục hồi, giảm các cơn ngứa ngáy do rôm sảy gây ra.
- Đảm bảo thay tã cho trẻ thường xuyên, đặc biệt khi tã ướt hoặc bẩn. Sử dụng tã lót thoáng khí và có khả năng thấm hút tốt để giảm độ ẩm và tạo điều kiện cho da khô nhanh chóng.
- Lựa chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ, an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, đặc biệt khi bé đang mắc rôm sảy.
- Hạn chế sử dụng bột talc, xà phòng có mùi và các sản phẩm chứa chất kích ứng khác trên da của trẻ sơ sinh. Chọn các sản phẩm vệ sinh nhẹ nhàng và không gây kích ứng cho da của trẻ.
- Để trẻ sơ sinh nằm ở nơi có môi trường thoáng khí, có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để giảm mồ hôi và hỗ trợ quá trình hồi phục da.
- Cắt móng tay của trẻ, đeo bao tay để tránh tình trạng bé gãi khi ngứa gây ra các vết xước trên da.
Việc sử dụng thuốc điều trị cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để tránh khiến cho da của trẻ bị viêm nhiễm nặng lên hoặc gây ra các tác dụng không mong muốn.
Khi nào cần đưa trẻ bị rôm sảy đi khám
Thông thường rôm sảy ở trẻ sơ sinh sẽ khỏi sau vài ngày chăm sóc tại nhà, tuy nhiên nếu trẻ gặp phải các dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ cần cho bé đi khám:
- Trẻ thường xuyên gãi, quấy khóc làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Mụn mủ xuất hiện trên da, khi vỡ chảy mủ.
- Vùng da xung quanh bị sưng đỏ, nóng.
- Bé bị sốt.
- Tình trạng rôm sảy kéo dài hoặc thường xuyên tái phát.
Phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa rôm sảy trẻ sơ sinh, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Mặc quần áo mềm mại, dễ thấm mồ hôi, thoáng mát cho con.
- Tránh tình trạng mặc quá nhiều quần áo, hoặc đồ bó sát, quấn khăn quá kỹ.
- Khi thời tiết nóng bức, để bé ngủ ở nơi thoáng khí, có thể sử dụng điều hoà hoặc quạt thông gió tạo môi trường mát mẻ cho bé.
- Tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn cho da.
- Giữ da bé luôn được thông thoáng, tránh bôi quá nhiều các loại phấn lên da gây bít tắc lỗ chân lông.
Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần quan tâm hơn trong chăm sóc bé hàng ngày để hạn chế tình trạng viêm da ở trẻ.