Dùng thuốc tây cho con – Điều này không có gì sai, nhưng thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ đã không sử dụng thuốc đúng cách dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí, càng cho con uống, bệnh càng nặng thêm, gây khó khăn cho bác sĩ khi con nhập viện.
Mục lục
Cứ hễ cảm là lập tức cho trẻ uống thuốc là 1 thói quen sai lầm
Ngưng kháng sinh khi chưa hết liệu trình
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai: “Kháng sinh cần phải được uống đúng và uống đủ liều, liên tục trong một tuần ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã giảm để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn”. Bác sĩ cũng chia sẻ thêm, thực tế nhiều cha mẹ xót con khi thấy bé quấy khóc nên thấy tình trạng ho của con giảm là tự ý ngưng thuốc khi chưa theo hết liệu hình.
Đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ. Nếu lần sau trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thì tỉ lệ trẻ phải dùng đến kháng sinh phổ rộng, thế hệ sau, bất chấp chúng đắt tiền hơn và đôi khi có nhiều tác dụng phụ hơn khi bị nhiễm khuẩn thông thường cũng gia tăng vì nhiều liệu pháp kháng sinh phổ hẹp thông thường trong hướng dẫn y học không còn hiệu quả nữa.
Tự ý đổi thuốc
Để cho kết quả điều trị tốt, kháng sinh cần đủ thời gian để đạt nồng độ tại nơi cần điều trị. Tuy nhiên, với tâm lý nóng vội xuất phát từ việc lo lắng cho trẻ, cha mẹ thường tự ý đổi thuốc khi thấy trẻ uống thuốc hai, ba ngày rồi mà thấy các triệu chứng bệnh chưa giảm. Việc đổi thuốc kháng sinh liên tục không chỉ gia tăng tình trạng kháng thuốc ở trẻ vì dùng không đúng, không đủ liều mà còn gia tăng nguy cơ chọn sai kháng sinh bởi mỗi kháng sinh chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định.
Do đó, việc kê toa kháng sinh gì, liều lượng và thời gian bao lâu, khi nào cần phối hợp thuốc… phải do bác sĩ chỉ định để mang lại liệu quả cao và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
Cứ hễ cảm là lập tức cho trẻ uống thuốc
Trẻ bị cảm lạnh thì có đến 90% là do lây nhiễm virus, trong đó virus cúm có thể tự nó đến và đi mà không cần phải chữa. Thường là mất khoảng 5-7 ngày virus này sẽ bị cơ thể đào thải. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không thể kiên nhẫn nhìn con bị cảm từ 5-7 ngày được nên đã lập tức đưa trẻ đi khám và điều trị bằng thuốc. Đây thực sự là một sai lầm.
Theo nghiên cứu của TS Chinh, ở châu Âu và nhiều nước khác từ lâu đã khuyến cáo không cho trẻ dưới 2 tuổi uống thuốc cảm lạnh.
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là trong mọi trường hợp trẻ bị cảm đều không cần dùng thuốc, mà phải theo tình hình thực tế. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 ℃ thì vẫn phải cho uống thuốc hạ sốt, ngăn ngừa sốt cao khiến trẻ bị co giật. Nếu bị cảm lạnh mà kèm theo các biểu hiện khác, có mầm bệnh khác, thì buộc phải đi khám để chữa bệnh thay vì áp dụng phương pháp này.
Benh.vn (Theo Khoevadep)