Giun sán sống kí sinh trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt vừa qua, các bác sĩ bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức (Quảng Nam) còn lấy ra một con sán xơ mít dài kỷ lục hơn 10 m từ cơ thể của một nam bệnh nhân 35 tuổi.
Số bệnh nhân mắc sán xơ mít ngày càng nhiều
Ngày 18/5, bác sĩ Trương Văn Huy (trưởng khoa Đông y, bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) thông báo bệnh viện vừa lấy ra một con sán xơ mít dài hơn 10 m từ cơ thể của một nam bệnh nhân 35 tuổi.
Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng bụng bị đau dữ dội. Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ đã phát hiện trong người bệnh nhân có sán xơ mít ký sinh.
Theo thống kê, trong vòng hơn một tháng trở lại đây, bệnh viện Vĩnh Đức đã xổ thành công 3 ca bệnh liên quan đến sán xơ mít kí sinh. Trước anh L. là một trường hợp bệnh nhân ở Đà Nẵng nhập viện và được xổ lấy ra con sán dài hơn 8 m,và trường hợp một cụ bà bị sán xơ mít dài 5 m ký sinh trong cơ thể.
Phương pháp phòng tránh
Để phòng bệnh hiệu quả đối với các bệnh lây nhiễm nói chung sán xơ mít nói riêng, các chuyên gia khuyến cáo cần ăn chín uống sôi vì sán dây trưởng thành thường liên quan đến thói quen, tập quán ăn thịt lợn/bò tái hoặc chưa nấu chín.
Ngoài ra, do bệnh ấu trùng sán dây lợn thường gặp ở những vùng có sử dụng phân tươi để rau nên bà con không sử dụng phân bón tươi trong sản xuất. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường. Ăn rau sống phải rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước, ngâm nước muối sạch để loại bỏ trứng giun sán.
Rửa sạch tay, ăn chín, uống sôi…để phòng các bệnh liên quan đến giun, sán
Đặc biệt phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi lao động hoặc tiếp xúc với dụng cụ lao động và môi trường. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm sán nên đi khám để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.