Thời tiết giá lạnh, nhất là về đêm và gần sáng tại các vùng cao khiến nhiều người phải vật lộn, chống chọi với cái rét, đặc biệt là khu vực miền núi, nhiệt độ xuống thấp tạo thành băng tuyết gây rét đậm, rét hại.
Mục lục
Một trong trong những biện pháp chống rét mà người dân nghèo thường sử dụng là: dùng máy sưởi, túi sưởi, lò sưởi, than củi…để sưởi ấm. Tuy nhiên, than củi khi cháy thải ra những chất cực độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Vậy, sử dụng than củi để sưởi nguy hiểm như thế nào? Phương pháp xử lý khi bị ngộ độc than củi.
Khí CO được tạo ra từ than củi như thế nào?
Khí carbon monoxide (CO) được tạo ra từ các loại than (than tổ ong, than củi..), khi đốt hoặc sưởi ấm, khói từ các vụ cháy nhà, khói xả từ máy phát điện, động cơ xe máy, ôtô….
Đặc biệt khi than củi cháy trong điều kiện thiếu không khí (trong nhà, diện tích nhỏ, hẹp, không khí ít lưu thông) thì khí carbon monoxide (CO) sẽ là loại khí cực độc gây độc hại cho sức khỏe.
Khí CO, một loại khí cực độc được sản sinh khi đốt, sưởi bằng than củi (Ảnh minh họa)
Vì sao khí CO lại gây nguy hiểm?
+ Khí carbon monoxide (CO) là một loại khí rất độc.
+ Khí CO không màu, không mùi cho nên khi bị ngộ độc, nạn nhân thường không biết.
+ Khí CO gây ngạt toàn thân do tranh chấp với oxy.
+ Khí CO gây giảm oxy máu ở tất cả các cơ quan của cơ thể.
+ Khi bị ngạt khí CO, những cơ quan sử dụng nhiều oxy như: não, tim ..sẽ bị tổn thương nhiều nhất.
+ Ngạt khí CO sâu sẽ dẫn đến tử vong…
Các dấu hiệu ngộ độc khí CO
+ Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn, mệt mỏi.
+ Đau ngực, khó tập trung.
+ Nhìn mờ, khó thở khi gắng sức, mạch nhanh, thở nhanh, hoại tử cơ.
+ Mất định hướng, co giật, hôn mê.
Choáng, ngất, hôn mê …là các dấu hiệu ngộ độc than củi (Ảnh minh họa)
+ Rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim.
+ Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
+ Bệnh nhân có thể bị ngất, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân, co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường…
Hậu quả khi sử dụng than củi để sưởi
+ Than cháy tạo ra nhiều bụi than, bám vào da, vào các lỗ chân lông, gây nhiễm khuẩn da.
+ Thải ra khí CO2 làm ô nhiễm không khí.
+ Tổn thương ở tim, não, ảnh hưởng đến hệ hô hấp…
+ Gây ngộ độc khí CO (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, mạch máu não có nguy cơ bị ngộ độc nặng hơn).
+ Để lại các di chứng thần kinh, tâm thần.
+ Gây tử vong.
Phương pháp xử trí khi bị ngộ độc than củi
+ Mở rộng cửa, làm thoáng khí.
+ Gọi cấp cứu 115.
+ Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt.
+ Hà hơi, thổi ngạt.
+ Đưa bệnh nhân đến bệnh viện…
Hà hơi thổi ngạt, mở rộng cửa, làm thoáng khí…khi cấp cứu người ngộ độc than củi (Ảnh minh họa)
Phương pháp điều trị khi bị ngộ độc than củi
+ Khai thông đường thở.
+ Cung cấp ôxy liều cao càng sớm càng tốt.
+ Hỗ trợ hô hấp, khi cần phải đặt ống nội khí quản và thở máy chống co giật, hôn mê.
+ Khi bệnh nhân tụt huyết áp, phải truyền dịch, đặt catheter, cho thuốc vận mạch.
+ Dùng thuốc điều trị toan chuyển hóa, tiêu cơ vân, suy thận.
+ Các trường hợp ngộ độc nặng cho bệnh nhân thở ô xy cao áp.
+ Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân…
Phương pháp phòng tránh
+ Sử dụng máy điều hòa, quạt sưởi, máy sưởi, túi sưởi…
+ Tuyệt đối không dùng các loại than (than củi, than tổ ong…) để sưởi.
Lời kết
Từ xa xưa, con người đã biết dùng củi đốt giữ lửa, nấu ăn, sau đó làm than củi để sưởi khi đông về. Tuy nhiên, khi dùng than củi để sưởi trong môi trường không khí ít lưu thông (trong nhà, diện tích hẹp…) sẽ sinh ra chất CO rất độc, ảnh hưởng đến các các cơ quan của cơ thể: tim, não, di chứng thần kinh, tâm thần, thậm chí tử vong…
Vì vậy, người dân không nên dùng than củi để sưởi mà sử dụng các dụng cụ sưởi khác như: máy điều hòa, quạt sưởi điện, quạt sưởi dầu, túi sưởi…Lưu ý không đặt máy sưởi ở nơi kín như tầng hầm, cửa phòng ngủ, nơi dễ cháy nổ.. đồng thời mua thiết bị phát hiện khí CO để trong nhà để đo nồng độ CO định kỳ và có biện pháp xử lý khi nồng độ CO vượt quá ngưỡng cho phép để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Benh.vn