Khi mà người dân còn đang oằn mình, sống bằng “niềm tin”từ các loại thực phẩm (không rõ thực phẩm bẩn hay sạch) để duy trì cuộc sống thì thông tin một loại đồ uống ưa thích – cà phê cũng được sản xuất, chế biến rởm, đen như nhựa đường đã khiến cộng đồng thực sự lo ngại …
Theo đánh giá của tổ chức kinh tế thế giới, Brazillà quốc gia đứng thứ nhất trên thế giới về xuất khẩu cà phê sau đó đến Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều người Việt Nam lại không được thưởng thức những ly cà phê thực thụ.
Công nghệ pha chế “cà phê bẩn”
Nguyên nhân một phần do giá cà phê thật đắt, phần khác do người sản xuất luôn mưu mô mang về lợi nhuận cao nên đã làm rởm loại đồ uống hấp dẫn này.
Khi đi thực tế tại một cơ sở sản xuất cà phê nổi tiếng của Hà Nội sẽ dễ dàng nhận thấy nguyên liệu của cà phê nguyên chất bao gồm đậu tương, hạt bắp, vỏ cà phê được rang cháy đen,mật mía cô đặc và chất tạo bọt. Tất cả nguyên liệu này được trộn lên và cho ra thứ sản phẩm đen như… nhựa đường. Sau đó, hương liệu, hóa chất được trộn vào mà không cần liều lượng.
Sau khi xay và đóng gói, mỗi kilogam cà phê có bao bì, mẫu mã được bán với giá khoảng 100.000 đồng. Số khác được đóng vào túi nilon và mang đi bỏ mối cho các quán cà phê cóc có giá 60.000 đồng/ kg.
Điều đáng nói là với loại cà phê “đặc biệt” trên, đa số người tiêu dùng khi thưởng thức đã nhầm lẫn về hương vị cà phê nguyên chất mà không phát hiện đây là cà phê pha tạp.Như vậy, những gói cà phê với bao bì bắt mắt vẫn được tung ra thị trường để tiêu thụ, “đánh đố” người tiêu dùng về chất lượng, sản phẩm, qua đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng xã hội.
Tổng hợp