Cây gai leo được ví như “thần dược” chữa bệnh trong dân gian, đặc biệt các bệnh về gan. Những tác dụng chữa bệnh của cà gai leo là gì, hiệu quả ra sao. Và người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng cà gai leo chữa bệnh tại nhà. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu tất tần tật về loại dược thảo này trong bài viết ngay dưới đây.
Mục lục
- 1 Cà gai leo, loại dược liệu quý phổ biến ở Việt Nam
- 2 Công dụng của cây cà gai leo theo Đông y
- 3 Công dụng của cây cà gai leo theo Tây y
- 4 Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh bằng cây cà gai leo
- 4.1 Bài thuốc 1: Chữa bệnh viêm gan, xơ gan, chống ung thư gan
- 4.2 Bài thuốc 2: Dùng cà gai leo loại bỏ độc tố cho cơ thể
- 4.3 Bài thuốc 3: Chữa phong thấp với Cà gai leo
- 4.4 Bài thuốc 4: Chữa ho gà, ho có đờm, cảm hàn
- 4.5 Bài thuốc 5: Chữa sưng mộng răng
- 4.6 Bài thuốc 6: Giải rượu bằng nước cà gai leo
- 4.7 Bài thuốc 7: Chữa rắn cắn
- 5 Những lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo để đạt hiệu quả
- 6 Hướng dẫn cách sao vàng hạ thổ cà gai leo
Cà gai leo, loại dược liệu quý phổ biến ở Việt Nam
Cây cà gai leo được biết đến với các tên gọi khác như: cây cà quýnh, cà quánh, cà vạnh, cà gai dây.
Tên khoa học là Solanum Procumbens Lour hay Solanum Hainanese, thuộc họ cà Solanaceae.
Cà gai leo được trồng ở đâu là tốt nhất
Cà gai leo là loại cây thảo ưa sáng. Loại cây này thích nghi trên nhiều điều kiện khí hậu, phù hợp với nhiều loại đất như: đất pha cát, đất phù sa, đất đỏ bazan… khả năng chịu hạn cao, không chịu được ngập úng.
Trước đây, cây cà gai leo tự nhiên thường được mọc phân bố ở một số tỉnh thành miền núi phía Bắc, các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên. Một số tỉnh như: Hòa Bình, Nam Định, Thái Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa được cho là những nơi có nguồn cà gai leo tự nhiên phong phú. Tuy nhiên hiện nay, nguyên liệu cà gai leo tự nhiên ngày một cạn kiệt do quá trình khai triệt để, hay nạn “chảy máu” dược liệu quý. Do vậy một số địa phương đã thực hiện quy hoạch vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO để tạo ra nguồn dược liệu cà gai leo được phong phú.
Thu hái cà gai leo: Thời gian để cà gai leo phát triển khoảng 5-6 tháng. Để đạt hàm lượng dược chất cao nên ươm giống và trồng đầu năm, thu hái vào khoảng tháng 8 – 9 hàng năm.
Đặc điểm nhận biết cây cà gai leo
Cây cà gai leo là một loại cây leo nhỏ, nhiều gai, thân thẳng hoặc thân bò, dài 0,6 – 1m. Thân hoá gỗ thường nhẵn, chia thành nhiều cành, phía trên có phủ một lớp lông hình sao màu trắng nhạt, cuống dài 4 – 5mm, phiến dài 3 – 4cm, rộng 12 – 20cm, có gai.
Lá có màu xanh, mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thun, xẻ thùy không đều, phía mặt trên của lá có gai, mặt dưới có màu trắng, lông mềm hình sao.
Hoa màu trắng hoặc tím, nhụy vàng, mỗi bông có từ 4 – 6 cánh. Cà gai leo ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9, tạo quả từ tháng 9 đến tháng 12. Khi còn xanh, trái của cây cà gai leo hình tròn màu xanh, khi chín màu đỏ, hạt hình cật dẹt và màu vàng, đường kính khoảng 5 – 7mm.
Thành phần hóa học của cây cà gai leo
Bộ phận dùng: Cà gai leo có thể dùng toàn cây, bao gồm cả rễ, thân, lá để làm thuốc. Các bộ phận này sau khi được thu hái, rửa sạch phơi khô sẽ đem đi sao vàng hạ thổ và dùng dần.
Thành phần hoá học của cà gai leo gồm nhiều hoạt chất như: β – sitosterol, lanosterol, alcaloid saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon, glycoalcaloid,… có tác dụng trên nhiều bệnh lý mạn tính, đặc biệt các bệnh về gan
Công dụng của cây cà gai leo theo Đông y
Theo đông y, cà gai leo là một dược liệu có vị hơi the, tính ấm có khả năng tán phong thấp, giảm đau, trừ ho, cầm máu, tiêu đờm, tiêu độc.
Cà gai leo trong đông y được sử dụng như một thần dược trị bách bệnh:
- Chữa rắn cắn: Cà gai leo giúp ngăn chặn độc tính và thải độc do rắn cắn ra khỏi cơ thể.
- Chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi: Loại dược liệu có tính ấm giúp phát tán phong hàn, trừ thấp, tiêu sưng, giảm viêm. Nhờ đó, nó có tác dụng giảm đau xương khớp, đau lưng mỏi gối
- Chữa sưng mộng răng: Cà gai leo như một kháng sinh tự nhiên giúp giảm sưng viêm mộng răng rất tốt.
- Làm thuốc giải rượu: Loại cây này giúp cải thiện chức năng gan, tăng cường hoạt động giải độc của gan trong đó có giải độc rượu. Bản thân cà gai cũng có tác dụng chuyển hoá cồn trong rượu thành chất không độc.
- Chữa bệnh về gan: Loại cây này được các lương y sử dụng như dược thảo quý cho bệnh liên quan đến tạng này trong hàng trăm năm
- Chữa bệnh ho, ho gà: Tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, chống dị ứng do đó giúp giảm các triệu chứng ho hiệu quả.
- Giải độc, chống dị ứng: Tác dụng này có được do khả năng thải loại độc tố ở gan và tăng cường chức năng gan.,
(Xem các bài thuốc dân gian trị bệnh bên dưới)
Công dụng của cây cà gai leo theo Tây y
Trong Tây y, cà gai leo là một loại thảo dược được dùng chủ yếu trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, cải thiện chức năng gan và bảo về gan khỏi một số tác nhân gây bệnh.
Cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan virus B
Bệnh viêm gan virus do nhiều chủng gây ra, trong đó viêm gan virus B phổ biến nhất. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mãn tính. Ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 20% dân số nhiễm virus viêm gan B.
Bệnh này do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan nếu không điều trị sớm.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh viêm gan khác nhau trong đó nổi bật là các bài thuốc từ cây cà gai leo. Đối với người bị viêm gan virus, cà gai leo là dược liệu “quý như vàng”. Cà gai leo chứa hoạt chất quý là các glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan virus B. Hiệu quả của loại dược thảo này với bệnh nhân viêm gan virus B đã được chứng minh lâm sàng và được công nhận rộng rãi trong giới chuyên môn.
Ngoài ra, dược liệu này còn tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm gan virus như: mệt mỏi, chán ăn, sốt, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu sẫm màu, vàng da, mẩn ngứa, phát ban, xuất huyết dưới da, đau bụng và đau xương khớp…
Giúp hạ men gan và giải độc
Ngoài tác dụng trên viêm gan virus, cà gai leo còn rất tốt trong các bệnh lý khác của gan như: men gan tăng, nóng gan, xơ gan và các trường hợp men gan tăng cao khác
Khi gan khoẻ mạnh men gan bình thường có các chỉ số sau: AST: 20 – 40 UI/L, ALT: 20 – 40 UI/L, GGT: 20 – 40 UI/L, phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L. Các chỉ số này sẽ tăng trong các bệnh về gan, đặc biệt 2 enzym gan là AST và ALT.
Trong cà gai leo có chứa hoạt chất glycoalkaloid sẽ góp phần hạ men gan rất nhanh, flavonozit solasodine còn có tác dụng chống độc, giải độc làm giảm thương tổn cho gan, bảo vệ chức năng gan.
Trong bệnh xơ gan, cà gai leo còn có tác dụng ức chế sự tạo thành của các tổ chức xơ hoá. Từ đó giúp ngăn chặn xơ gan tiến triển.
Cà gai leo chống oxy hóa, ức chế một số loại ung thư
Dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó còn chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan. Bên cạnh đó, ức chế một số dòng tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh bằng cây cà gai leo
Trong dân gian, nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo được các lương y sử dụng cho hiệu quả tốt. Nếu bị những bệnh này, mời quý bạn đọc tham khảo 1 số bài thuốc chữa bệnh dưới đây
Bài thuốc 1: Chữa bệnh viêm gan, xơ gan, chống ung thư gan
Nguyên liệu chuẩn bị: 30g cà gai leo, 10g dừa cạn và 10g cây diệp hạ châu. Đây là những thành phần kết hợp công dụng lại mang tính ấm rất hiệu quả cho việc chữa bệnh gan.
Cách thực hiện: tất cả những nguyên liệu này được chế biến ở dạng khô, đem sao vàng sau đó sắc chia thành thang, mỗi ngày uống 1 thang sẽ thấy các biểu hiện bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Bài thuốc 2: Dùng cà gai leo loại bỏ độc tố cho cơ thể
Nguyên liệu chuẩn bị: 30g cà gai leo và nước sạch.
Cách thực hiện: cà gai leo sau khi được phơi khô, cho vào nồi với 1 lít nước, đun đến khi mực nước chỉ còn 300ml, uống 3 lần/ngày. Duy trì thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, loại bỏ độc tố hiệu quả trong cơ thể.
Bài thuốc 3: Chữa phong thấp với Cà gai leo
Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 20g cà gai leo, 20g vỏ chân chim cùng với 20g rễ đau xương và rễ cỏ xước cùng rễ tầm xuân.
Cách thực hiện: tất các nguyên liệu trên được hòa trộn lại với nhau, sau đó đem sắc uống hàng ngày thay nước.
Bài thuốc 4: Chữa ho gà, ho có đờm, cảm hàn
Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 10g cà gai leo và 30g lá chanh. Sau đó cho các nguyên liệu này nấu thành nước, để lấy tinh chất cuối cùng. Sau đó dùng 2 lần/ ngày.
Bài thuốc 5: Chữa sưng mộng răng
Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 10g cà gai leo đã nghiền tán nhỏ và sáp ong. Sau đó đốt nguyên liệu này lên và xông vào chân răng. Mỗi ngày chỉ cần áp dụng 1 lần sẽ thấy khỏi chỉ sau vài ngày.
Bài thuốc 6: Giải rượu bằng nước cà gai leo
Dùng 50g cà gai leo hãm với nước chè xanh và uống thay cho nước sẽ thấy giải rượu, bia nhanh chóng.
Bài thuốc 7: Chữa rắn cắn
Chuẩn bị 30-50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ. Hoà dịch chiết này với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần.
Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.
Dùng 1 phần rễ cà gai leo tươi đã giã dập đắp vào vết thương do rắn cắn. Thay 1 ngày 2 lần cho đến khi khỏi hẳn
Những lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo để đạt hiệu quả
Cà gai leo là dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh hiện nay. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau để sử dụng cà gai leo hiệu quả nhất
Cà gai leo dùng dạng nào là tốt nhất
Mỗi bệnh lý nên lựa chọn cách sử dụng cà gai leo khác nhau. Hầu hết các trường hợp, cà gai leo được sao vàng hạ thổ để giúp cân bằng âm dương, tăng dược tính của dược liệu, giảm tác dụng phụ do hoả độc gây ra. 1 số trường hợp vẫn có thể dùng cà gai leo tươi như trị độc rắn cắn.
Một số dạng bào chế cho hàm lượng dược chất cao như:
- Cao lỏng dược liệu
- Dược liệu khô đã sao vàng hạ thổ
- Viên nang bột dược liệu
Cây cà gai leo có tác dụng phụ khi sử dụng không?
Loại cây này không chỉ quý, nhiều tác dụng hay mà còn an toàn với sức khoẻ con người. Theo kết quả từ các công trình nghiên cứu về cây cà gai leo cho thấy không tìm ra bất kỳ tác dụng phụ nào của cà gai leo với sức khỏe. Thậm chí, dùng loại dược thảo này hàng ngày thay nước còn giúp giải độc cơ thể rất tốt, cải thiện chức năng gan và bảo vệ lá gan.
Những đối tượng cần lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo
Cà gai leo là một dược liệu quý trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh đã được chứng minh bằng nhiều thực nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng loại dược liệu này để chữa bệnh.
– Không dùng cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi bởi ở độ tuổi này hệ miễn dịch còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Không dùng cà gai leo cho phụ nữ mang thai. Nếu có cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa điều trị.
– Không dùng cà gai leo cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú bởi nó ảnh hưởng đến tuyến sữa và làm giảm các dưỡng chất từ mẹ sang bé.
Những lưu ý khác khi dùng cà gai leo
Khi sử dụng cà gai leo để chữa bệnh, cần chú ý những điều sau để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất
– Liều lượng sử dụng cà gai leo đúng với tình trạng bệnh và triệu chứng.
– Lưu ý đến nguồn gốc của cà gai leo khi dùng dạng cao tinh chế.
– Không sử dụng các loại cà gai leo ẩm, mốc, bởi dễ gây độc tố ảnh hưởng đến chức của gan.
Hướng dẫn cách sao vàng hạ thổ cà gai leo
Để bảo quản, tăng hoạt tính và giảm độc ở cây cà gai leo, người ta thường đem sao vàng hạ thổ.
Vì sao phải sao vàng hạ thổ
Trong đông y, nhiều dược liệu buộc phải sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng. Sao vàng hạ thổ gồm 2 giai đoạn:
- Sao vàng: Dược liệu được rang trên chảo nóng đến khi vàng và có mùi thơm.
- Hạ thổ: Dược liệu sau khi sao vàng sẽ được trải lên miếng vài sạch trên đất cho đến khi chúng nguội hẳn.
Theo quan niệm ngũ hành, vị thuốc phải được cân bằng âm dương mới cho tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Kỹ thuật sao vàng hạ thổ, hoả (sao thuốc) là phần dương giúp tăng hoạt tính của thuốc, sao vàng giúp tăng dẫn thuốc vào tỳ, can. Nhưng đồng thời tạo ra hoả độc. Do vậy, sau khi sao thuốc cần hạ thổ (thổ là phần âm) để khử hoả độc, giúp thuốc đạt trạng thái cân bằng âm dương. Sao vàng hạ thổ cũng giúp bảo quản thuốc tốt hơn, tránh nấm mốc mối mọt.
Sao vàng hạ thổ cà gai leo thế nào là đúng
Về kỹ thuật sao vàng hạ thổ đối với cà gai leo,
- Bước 1: Cà gai leo dùng toàn cây, rửa sạch, cắt khúc 3-4cm rồi phơi khô.
- Bước 2: Chuẩn bị chảo nóng, bỏ dược liệu vào rang đều tay. Lưu ý rang nhỏ lửa cho đến khi thuốc có màu vàng đẹp mắt, thấy mùi thơm. Tắt bếp, trải đều dược liệu trên tấm vải sạch.
- Bước 3: Đem dược liệu trên vải ra một khoảng đất sạch, đợi đến khi thuốc nguội hẳn thì mang về. Bảo quản thuốc trong hộp sạch, giấy báo hoặc các hũ kín.
Cà gai leo sau khi sao vàng hạ thổ, dùng để hãm nước uống hàng ngày hoặc dùng vào các bài thuốc chữa bệnh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về cây cà gai leo cùng với những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Đồng thời cũng là những thông tin về các bài thuốc cà gai leo mà bạn nên biết. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tìm thấy bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất!
Xem thêm: Sản phẩm giải độc gan từ Cà gai l