Chúng ta chỉ biết đến rau sam khi dùng để giải nhiệt (dùng để đun hoặc xay lấy nước uống). Tuy nhiên, trên thực tế rau sam còn dùng để phòng bệnh và chữa bệnh rất hiệu quả. Vậy, những tác dụng của rau sam trong đời sống? Những lưu ý khi sử dụng rau sam?
Mục lục
Nguồn gốc rau sam
Rau sam (còn có tên gọi Mã Xỉ Hiện) vì có lá giống hình răng ngựa, là loại rau mọc dại ở khắp nơi từ bắc đến nam. Tên khoa học là Portulaca Oleracea L thuộc họ rau sam Portulacea.
Cây sam thân mập, mọng nước, mầu đỏ tím nhạt. Lá mọc so le, dày, mép có viền đỏ, hoa mầu vàng. Rau sam thích nghi ở những nơi ẩm mát như: vườn nhà, bờ ruộng, bờ kênh mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa, ruộng khoai lang, lạc…
Rau sam có rất nhiều tác dụng trong đời sống con người
Đặc tính đông dược
+ Vị toan.
+ Tính hàn.
+ Không độc, vào 3 tâm kinh: tâm, can, tỳ.
+ Chứa nhiều chất bổ dưỡng: A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3…
Tác dụng đông dược của rau sam
+ Trị lỵ ra máu.
+ Tiểu tiện đục.
+ Tiểu tiện khó khăn.
+ Trừ giun sán.
+ Trị kiết lỵ, mụn nhọt.
+ Dùng ngoài trị ác thương.
+ Phối hợp với ích mẫu, thổ phục linh để trị các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, huyết trắng, xuất huyết sau khi sinh…
Rau sam chữa kiết lỵ, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn…
Tác dụng của rau sam trong cuộc sống
Phòng cảm nắng, say nắng
Cách chế biến:
+ Rau sam sau khi hái về rửa sạch.
+ Dùng rau sam để ăn sam thay rau sống hoặc luộc, nấu canh hàng ngày.
Làm lành vết thương
Lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non trên vết thương (theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan).
Cách chế biến:
+ Rửa sạch lá rau sam sau đó giã nhỏ đắp vào vết thương.
+ Đắp lá rau sam trong 7 ngày (lưu ý, mỗi ngày thay lá một lần).
Rau sam làm lành vết thương, chống lão hóa
Diệt khuẩn
Chất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt) và tiêu diệt một số nấm gây bệnh.
Cách chế biến:
+ Rửa sạch rau sam (cho vào ít muối) giã lấy nước uống hàng ngày.
+ Sào rau sam với thịt hoặc nấu canh rau sam…
Diệt giun móc
Các loại thuốc nước hoặc thuốc viên (bào chế từ chiết xuất P. Oleracea) có tác dụng trừ giun móc.
Ngoài ra có thể dùng rau sam bằng cách đun lấy nước, xay hoặc giã nhỏ lấy nước cốt uống (lưu ý: cho một chút muối vào nước cốt rau sam).
Chống lão hóa
Các chất dinh dưỡng, acid béo không no và chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể con người (kết quả nghiên cứu cỉa Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền – Dinh dưỡng Sức khỏe Washington).
Cách chế biến:
+ Sử dụng rau sam để luộc chấm nước mắm, sào thịt hoặc nấu canh.
+ Nên ăn nhiều vào rau sam vào mùa nóng (tháng 5,6,7).
Kích thích sự co thắt cơ tử cung
+ Chiết xuất P. Oleracea có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Rau sam được sử dụng chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu.
Cách chế biến:
+ Đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút.
+ Gạn lấy nước, uống thay nước trà.
+ Sử dụng trong 30 ngày sau đó ngừng một tuần lại uống tiếp.
Rau sam hỗ trợ điều trị tiểu đường
Hỗ trợ trong điều trị bệnh Goute
Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).
Cách chế biến:
+ Đun sôi rau sam (khoảng 20 phút).
+ Dùng uống thay nước lọc.
+ Sử dụng liên tục trong 1 tháng, kết hợp dùng thuốc điều trị goute.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
+ Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.
Cách chế biến:
+ Sử dụng nước rau sam (đã đun sôi) để uống trong vòng 1 tuần.
+ Nấu canh rau sam, xào rau sam với thịt nạc ăn với cơm cũng rất tốt (canh rau sam có vị chua, mát rất bổ dưỡng).
Những lưu ý khi sử dụng rau sam
+ Không nấu, đun rau sam quá kỹ.
+ Không sử dụng rau sam cho phụ nữ mang thai.
+ Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ.
+ Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận…
Không sử dụng rau sam cho phụ nữ mang thai (Ảnh minh họa)
Lời kết
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy rau sam chứa nhiều chất bổ dưỡng như: sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3…rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, rau sam còn có tác dụng: làm mát, giải nhiệt, chống lão hóa và hỗ trợ chữa các bệnh: tim mạch, tiểu đường, gout…
Tuy nhiên, khi sử dụng rau sam cần lưu ý: không sử dụng cho phụ nữ có thai, những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ…
Benh.vn