Quất là loại cây cảnh được trồng trong nhà, ngoài vườn vào những dịp lễ, tết. Ngoài ra, quất còn là vị thuốc quý dùng để chữa bệnh cho con người. Vậy tác dụng của trái quất là gì. Và dùng quất như thế nào hiệu quả?
Mục lục
- 1 Tìm hiểu về cây quất
- 2 Tác dụng của trái quất
- 3 Sử dụng quất để chữa bệnh như thế nào?
- 3.1 Tác dụng của quất: Chữa đau họng, đau răng
- 3.2 Tác dụng của trái quất: Chữa bụng đầy trướng, đại tiện khó khăn
- 3.3 Tác dụng của trái quất: Chữa đau dạ dày, nấc, ợ hơi, chán ăn
- 3.4 Tác dụng của trái quất: Chữa chán ăn, đầy bụng, khó tiêu
- 3.5 Tác dụng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng
- 3.6 Quất chữa tiểu rắt, nước tiểu lẫn máu
- 3.7 Tác dụng của quất: chữa sa tử cung
- 4 Lời kết
Tìm hiểu về cây quất
Quất là loại cây cảnh được trồng chủ yếu ở miền bắc, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Quất có thể ra trái quanh năm nhưng nhiều nhất là mùa thu đông, chín vào thời điểm tết.
Đặc tính
Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, hạt và rễ quất vị chua cay, tính ấm.
Các bộ phận của cây quất như: quả, lá, rễ, hạt, vỏ quất…đều được sử dụng để làm thuốc.
Các bộ phận của quất: quả, lá, rễ, hạt… đều được dùng để làm thuốc (Ảnh minh họa)
Tác dụng của trái quất
- Cung cấp vitamin C, A, B2, chất xơ, mangan, sắt, magiê và đồng.
- Chữa ho do phong hàn.
- Chữa các bệnh đường tiêu hoá: đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn..
- Điều hòa, cải thiện chức năng gan.
- Kích thích tiêu hoá, thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch…
- Chữa các bệnh về mắt, viêm họng.
- Chữa nấc, nghẹn.
- Chữa mụn nhọt…
- Chữa tinh hoàn sưng to sa xuống dưới, có hạch ở cổ.
- Giảm đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh…
Quất chữa các bệnh về đường tiêu hoá: đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn… (Ảnh minh họa)
Sử dụng quất để chữa bệnh như thế nào?
Tác dụng của quất: Chữa đau họng, đau răng
Nguyên liệu:
- Quả quất: 500g.
Cách làm:
- Quả quất thái thành nhiều lát nhỏ.
- Quất sau khi thái mang phơi khô.
- Thành phẩm quất đã phơi khô cho vào lọ thủy tinh đậy kín để từ 1 tháng trở lên.
Cách dùng:
- Dùng 25g nước cốt quất hòa với nước ấm.
- Chia lượng nước trên thành 2-3 lần dùng để uống trong ngày.
Ngoài ra để chữa đau họng, ho có thể ngâm quất với mật ong hoặc chưng quất với mật ong. Dùng ngay khi đang ho, sẽ dịu nhanh cơn ho và rát cổ.
Tác dụng của trái quất: Chữa bụng đầy trướng, đại tiện khó khăn
Nguyên liệu:
- Quả quất: 50g.
- Cách làm:
- Cho quất vào nồi để sắc.
- Sắc từ 20 đến 30 phút (cho nhỏ lửa)
Cách dùng:
- Dùng hỗn hợp đã sắc được để uống trong ngày.
Quả quất chữa bụng đầy trướng, đại tiện khó khăn (Ảnh minh họa)
Tác dụng của trái quất: Chữa đau dạ dày, nấc, ợ hơi, chán ăn
Nguyên liệu:
- Quả quất: 500g.
- Đường kính trắng.
Cách làm:
- Thái quất thành nhiều lát nhỏ.
- Cho quất đã thái lát trộn với 500 g đường kính trắng.
- Cho hỗn hợp đường, quất vào lọ kín trong 2 tuần.
Cách dùng:
- Hòa 25g nước quất cốt với nước ấm.
- Chia hỗn hợp nước để uống thành nhiều lần trong ngày.
Tác dụng của trái quất: Chữa chán ăn, đầy bụng, khó tiêu
Nguyên liệu:
- Quả quất: 100g.
- Rượu trắng.
Cách làm:
- Ngâm quất trong 500 ml rượu trắng thấp độ.
- Thời gian ngâm ít nhất là 2 tuần.
Quất chữa chán ăn, khó tiêu…(Ảnh minh họa)
Cách sử dụng:
- Dùng rượu quất trước mỗi bữa ăn.
- Uống từ 15-20 ml/1 lần.
- Dùng liên tục trong nhiều ngày.
Tác dụng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng
Nguyên liệu:
- Rễ quất 30g.
- Dạ dày lợn 150g.
- Rượu trắng.
- Hành hoa.
- Gia vị, bột nêm…
Cách làm:
- Rễ quất, dạ dày, hành hoa rửa sạch.
- Dạ dày thái miếng, hành hoa thái khúc.
- Cho tất cả các loại trên vào nồi.
- Cho nước, rượu sau đó hầm chín.
Cách sử dụng:
- Dùng để ăn trong ngày.
- Một tuần ăn 2 đến 3 lần.
- Duy trì ăn trong vài tháng .
Quất chữa tiểu rắt, nước tiểu lẫn máu
Rễ quất chữa tiểu rắt, tiểu ra máu…(Ảnh minh họa)
Nguyên liệu:
- Rễ quất: 30g.
- Đường phèn 15g.
Cách làm:
- Rửa sạch rễ quất sau đó để ráo nước.
- Trộn rễ quất với đường phèn.
- Cho hỗn hợp rễ quất và đường phèn sắc với nước.
Cách sử dụng:
- Dùng nước đã sắc để uống trong ngày.
- Uống từ 1 đến 2 tuần bệnh sẽ giảm.
Tác dụng của quất: chữa sa tử cung
Nguyên liệu:
- Rễ quất 90g.
- Hoàng tinh sống 30g.
- Rễ tiểu hồi hương 60g.
- Dạ dày lợn 1 cái.
- Rượu trắng.
Rễ quất chữa sa tử cung (Ảnh minh họa)
Cách làm:
- Rửa sạch rễ quất, hoàng tinh, dạ dày lợn..
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi hầm (cho một nửa lượng nước và một nửa lượng rượu).
Cách sử dụng:
- Chia thành 2 phần để ăn trong ngày.
- Ăn trong một tuần (cách ngày một lần) bệnh sẽ thuyên giảm.
Lời kết
Ngày xuân người ta thường dùng quất để trang trí nhà trong những ngày tết. Ngoài việc mang đến may mắn cho gia đình, quất còn chữa ho, đau răng, đầy hơi, tiểu rắt… rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, phụ nữ bị đau bụng, sa tử cung sau sinh vẫn thường dùng quất nấu với dạ dày để tẩm bổ và mau lành vết thương. Lưu ý chúng ta chỉ sử dụng những quả quất đảm bảo an toàn thực phẩm để dùng làm bài thuốc chữa bệnh.