Nhung hươu là một bộ phận có thể mọc ra trên đầu hươu. Đây là loại dược phẩm được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là Nam giới.
Mục lục
Đặc tính của nhung hươu
Nhung hươu còn gọi là lộc nhung, thanh mai nhung, ban long châu… là sừng non chưa cốt hóa của hươu sao, hươu ngựa đực và được coi là một trong 4 thượng dược (sâm, nhung, quế, phụ), có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người.
Theo Đông y, nhung hươu vị cam, hàm, ôn; vào can thận, có tác dụng bổ thận dương ích tinh huyết (bổ thận tráng dương), cường cân kiện cốt.
Tác dụng của nhung hươu đối với sức khỏe
Nhung hươu chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể nhất là các đối tượng hay bị suy nhược do sức khỏe kém, tuổi già sức yếu, trẻ em còi xương suy dinh dưỡng, những người gặp vấn đề về xương khớp, huyết áp, tuần hoàn máu và tiêu hóa.
Đặc biệt, nhung hươu được sử dụng cho các trường hợp thận dương bất túc, tinh huyết hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, đau lưng mỏi gối, liệt dương tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động, da niêm mạc xanh tái, ù tai hoa mắt chóng mặt, phụ nữ vô sinh băng lậu đái hạ, gân xương teo yếu, xương gãy lâu liền, thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu…
Nhung hươu được sử dụng để bồi bổ sinh lý như thế nào
Với hiệu quả nâng cao chức năng sinh lý, nhung hươu được cánh mày râu ưa chuộng và sử dụng như một sản phẩm tăng cường sinh lực đặc hiệu.
Không chỉ vậy, nhung hươu còn hỗ trợ cân bằng nội tiết tố cho chị em phụ nữ, hỗ trợ điều trị vô sinh, liệt dương cho các cặp vợ chồng.
Một số cách sử dụng nhung hươu thường thấy gồm ngâm rượu, nghiền bột tẩm mật ong, nấu cháo…Liều dùng, cách dùng: 0,5 – 15g hằng ngày bằng cách nấu, hãm, ngâm rượu.
Những người không được sử dụng nhung hươu
Đông y khuyên những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm nhiều không được uống. Người tì hư hàn không được uống. Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không được uống. Ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.
Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.
Đặc biệt, chỉ dùng nhung hươu khi thật cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Có trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều khiến cơ thể ốm thêm.