Sâm khoai (Yacon) là một loại củ hình dáng giống củ Khoai lang, chứa nhiều nước, có vị ngọt mát, hoa giống hoa cúc. Du nhập từ Tây Tạng và được đồng bào vùng cao trồng và sử dụng để ăn vặt, giải khát. Tại Việt Nam, cây sâm khoai được trồng khá nhiều tại Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía bắc, nơi có độ cao trên 1000m.
Mục lục
Cây sâm khoai là cây gì?
Sâm khoai có tên khoa học là Smallanthus sonchifolius, là một loại cây thân thảo lâu năm của gia đình họ Cúc, nguồn gốc ở vùng Andes của Nam Mỹ. Vị của sâm Yacon ngọt, mát thanh, không ngọt quá và cát như lê, giòn như củ đậu nhưng không cứng quá và có mùi thơm của sâm. Khi ăn sẽ cảm nhận được mùi hương đọng lại trong miệng.
Tại Việt Nam, sâm Yacon được gọi với nhiều tên khác nhau như Sâm Fanxipan, Sâm Đất, Sâm Khoai, Địa Tạng Thiên, Thượng Đẳng Sâm,…
Thành phần và hoạt chất chính của cây sâm khoai
Nước là thành phần phong phú nhất của gốc yacon, hàm lượng nước trong rễ yacon thường vượt quá 70% trọng lượng tươi trong khi phần lớn các chất khô gồm fructooligosacharides (FOS), FOS dao động từ 6,4% đến 70% vật chất khô (0,7% đến 13,2% trọng lượng tươi) tùy thuộc vào mùa vụ và địa điểm cụ thể.
Hàm lượng cao của FOS trong rễ yacon được coi là mang lại lợi ích sức khỏe, vì nó có thể làm giảm chỉ số đường huyết, cân nặng và nguy cơ ung thư ruột kết. Công dụng của Yacon được công nhận từ lâu trong y học dân gian, đã là chủ đề của một số dự án nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng.
Tác dụng sâm Yacon
Theo Tây y
- FOS trong Yacon ức chế sự tăng sinh tế bào, làm giảm tổn thương preneoplastic, thay đổi đáng kể thành phần của hệ vi sinh vật ở đại trực tràng và tạo đáp ứng miễn dịch trong Ung thư đại trực tràng.
- Tác động của yacon trên bệnh tiểu đường bao gồm: tăng hấp thu glucose ở các mô ngoại vi, giảm gluconeogenesis, cải thiện khả năng chịu insulin trong gan và tăng tiết insulin trong tuyến tụy.
- Tác động của yacon trên bệnh nhân béo phì bao gồm: tạo con đường sinh hóa và tế bào liên quan đến homeostasis lipid, tăng cảm giác no và tăng nhu động ruột.
Theo đông y
Sâm khoai có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân.
Vì lá cây sâm đất có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc nên khi dùng với liều lượng cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.
Rễ có vị ngọt, cay, tính mát. Công dụng: thanh nhiệt (hạ sốt), lợi niệu, giải độc. Chủ trị, toàn cây chữa tiểu đường. Rễ dùng chữa đau răng, đau bụng, cảm mạo, bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu. Kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ thường dùng củ sâm đất nấu nước uống làm thuốc bổ.
Đây là vị rau thuốc, bồi bổ cho cơ thể khi suy nhược, ra nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa. Loại cây này có rất nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: rễ, lá, thân. Thu hái quanh năm, dùng tươi hay khô đều được.
Những công dụng chính của cây sâm khoai bao gồm:
- Giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ, chữa bệnh đường ruột
- Giúp chị em phụ nữ da dẻ hồng hào, mịn màng
- Giúp cho các đấng mày râu nhanh tỉnh rượu, hỗ trợ sinh lý
- Vị ngọt của nó phần lớn là do Oligosaccharid nên rất thích hợp cho người tiểu đường
- Chống táo bón cho người già.
- Lá giúp phòng ung thư
Như vậy, sâm khoai quả thực có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, ngoài ra còn rất tốt cho bệnh nhân béo phì, ung thư, người suy nhược cơ thể,…