Mục lục
Bột pha tiêm bắp, tĩnh mạch và tiêm truyền tĩnh mạch 1 g: hộp 1 lọ bột.
THÀNH PHẦN
cho 1 lọ Ceftazidime pentahydrate tính theo lượng khan 1 g(Na) (53 mg)
DƯỢC LỰC
Ceftazidime là một kháng sinh diệt khuẩn thuộc họ cephalosporine, đề kháng với hầu hết các b-lactamase và có tác động chống lại nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương.
Thuốc được chỉ định cho điều trị nhiễm khuẩn do một hay nhiều vi khuẩn nhạy cảm. Do có phổ kháng khuẩn rộng, ceftazidime có thể được dùng đơn độc như một thuốc đầu tay, trong khi chờ đợi kết quả của các thử nghiệm tính nhạy cảm. Thuốc có thể dùng cho các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn đề kháng với các kháng sinh khác bao gồm các aminoglycoside và nhiều cephalosporine. Tuy nhiên, nếu được, thuốc có thể được dùng một cách an toàn khi kết hợp với một aminoglycoside hay các kháng sinh b-lactam khác, như trong trường hợp có giảm bạch cầu trung tính nặng, hay với một kháng sinh có tác động chống lại các vi khuẩn kỵ khí khi nghi ngờ có sự hiện diện của Bacteroides fragilis.
Vi khuẩn học: Ceftazidime có tính diệt khuẩn, tác động lên protéine của màng tế bào đích và gây nên sự ức chế tổng hợp màng tế bào. Nhiều chủng và mẫu phân lập gây bệnh do sự nhiễm khuẩn trong bệnh viện có nhạy cảm với ceftazidime in vitro, bao gồm những chủng đề kháng với gentamicine và các aminoglycoside khác. Hoạt chất bền vững cao với hầu hết các b-lactamase quan trọng trên lâm sàng do các vi khuẩn cả gram dương và gram âm sản sinh ra và do đó, có hoạt tính lên nhiều chủng đề kháng ampicilline và cefalotine. Ceftazidime có tác động nội tại cao in vitro và tác động trong một mức độ MIC hẹp với hầu hết các nhóm vi khuẩn với những thay đổi tối thiểu trên MIC ở các mức độ chất cấy truyền khác nhau.
Ceftazidime cho thấy có tác động in vitro chống lại các vi khuẩn sau:
- Gram âm: Pseudonomas aeruginosa, Pseudonomas sp (các loại khác), Klebsiella pneumoniae, Klebsiella sp (các loại khác), Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Morganella morganii (trước kia là Proteus morganii), Proteus rettgeri, Providencia sp., Escherichia coli, Enterobacter sp, Citrobacter sp, Serratia sp, Salmonella sp, Shigella sp, Yersinia enterocolitica, Pasteurella multocida, Acinetobacter sp, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng đề kháng ampicilline), Haemophylus parainfluenzae (bao gồm các chủng đề kháng ampicilline).
- Gram dương: Staphylococcus aureus (các chủng nhạy cảm méticilline), Staphylococcus epidermidis (các chủng nhạy cảm méticilline), Micrococcus sp, Streptococcus pyogenes, Streptococcus nhóm B, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus mitis, Streptococcus sp (ngoại trừ Streptococcus faecalis).
- Các chủng kỵ khí: Peptococcus sp, Peptostreptococcus sp, Streptococcus sp, Propionibacterium sp, Clostridium perfringens, Fusobacterium sp, Bacteriodes sp (nhiều chủng của Bacterium fragilis bị đề kháng). Ceftazidime không có hoạt tính in vitro với các staphylocoque đề kháng méticilline, Streptococcus faecalis và nhiều Enterococcus khác, Listeria monocytogenes, Campylobacter sp hay Clostridium difficile.
In vitro, hoạt tính của phối hợp ceftazidime và các kháng sinh aminoglycoside đã cho thấy ít nhất có tác động hỗ trợ; có bằng chứng của sự hiệp đồng trên một vài chủng được xét nghiệm.
Tính chất này có thể quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân bị sốt giảm bạch cầu.
CHỈ ĐỊNH
Nhiễm khuẩn toàn thân trầm trọng: nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, viêm màng não, nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ung thư máu hay tạng đặc có suy giảm miễn dịch, và trên bệnh nhân đang được cấp cứu với các bệnh đặc hiệu như phỏng nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phổi, phế quản phế viêm, viêm màng phổi nhiễm khuẩn, viêm màng phổi mủ, abcès phổi, dãn phế quản bội nhiễm, viêm phế quản và trong nhiễm khuẩn phổi trong bệnh xơ nang.
Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm tai ngoài ác tính, viêm xương chũm, viêm xoang và các nhiễm khuẩn tai và họng nặng khác.
Nhiễm khuẩn đường tiểu: viêm thận-bể thận cấp và mãn, viêm bể thận, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm niệu đạo (chỉ viêm niệu đạo nhiễm vi khuẩn), abcès thận và các nhiễm trùng đi kèm với sỏi bàng quang và sỏi thận.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm: viêm quầng, abcès, viêm tế bào, phỏng và vết thương nhiễm trùng, viêm vú, loét da.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, mật và bụng: viêm đường mật, viêm túi mật, mủ túi mật, abcès ổ bụng, viêm phúc mạc, viêm túi thừa, viêm kết tràng, các bệnh nhiễm trùng hậu sản và vùng chậu.
Nhiễm khuẩn xương và khớp: viêm xương, viêm xương cơ, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm bao hoạt dịnh nhiễm khuẩn.
Thẩm phân: nhiễm trùng do thẩm phân máu và phúc mạc và thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục (CAPD).
Phòng ngừa trong phẫu thuật tiền liệt tuyến (qua niệu đạo).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn đã biết với các kháng sinh céphalosporine.
LIỀU LƯỢC VÀ CÁCH DÙNG
Khuyến cáo chung: Ceftazidime được dùng theo đường tiêm, liều lượng tùy thuộc vào mức độ trầm trọng, tính nhạy cảm và loại nhiễm trùng; tuổi tác, trọng lượng và tình trạng hoạt động chức năng thận của bệnh nhân.
Người lớn: Liều ceftazidime thường được dùng là 1-6 g/ngày : chẳng hạn 500 mg, 1 g hay 2 g mỗi 12 hay 8 giờ theo đường tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp. Trong các nhiễm trùng đường tiểu và nhiều nhiễm trùng khác kém trầm trọng hơn, thường chỉ dùng 500 mg hay 1 g mỗi 12 giờ là đủ. Trong đa số trường hợp nhiễm trùng, nên dùng 1 g mỗi 8 giờ hay 2 g mỗi 12 giờ. Trong những nhiễm trùng rất trầm trọng, đặc biệt ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bao gồm người bị giảm bạch cầu trung tính, nên dùng 2 g mỗi 8 hay 12 giờ.
Bệnh xơ nang: Ở người lớn bị xơ nang có chức năng thận bình thường bị nhiễm trùng phổi pseudomonas, nên dùng liều cao 100-150 mg/kg/ngày chia làm 3 lần. Liều 9 g/ngày đã được dùng một cách an toàn cho người lớn có chức năng thận bình thường. Trẻ em và trẻ sơ sinh : liều thông thường cho trẻ em trên 2 tháng tuổi là 30-100 mg/kg/ngày, chia làm 2 hay 3 lần.
Các liều lên đến 150 mg/kg/ngày cho tới tối đa 6 g mỗi ngày có thể được dùng cho trẻ nhiễm trùng bị suy giảm miễn dịch hay bị bệnh xơ nang hay trẻ bị viêm màng não. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi : trong khi kinh nghiệm lâm sàng vẫn còn giới hạn, một liều 25-60 mg/kg/ngày chia làm 2 lần đã cho thấy hữu hiệu. Ở trẻ sơ sinh, thời gian bán hủy trong huyết thanh của ceftazidime có thể dài hơn 3-4 lần so với người lớn.
Liều lượng trong trường hợp suy thận: Ceftazidime được đào thải qua thận hầu như chủ yếu do lọc ở cầu thận. Do đó, ở bệnh nhân suy thận, nên giảm liều ceftazidime để bù vào sự đào thải chậm của nó, ngoại trừ trường hợp suy thận nhẹ, nghĩa là tốc độ lọc cầu thận (GFRglomerular filtration rate) lớn hơn 50 ml/phút. Trên bệnh nhân nghi ngờ là có suy thận, có thể dùng liều tấn công khởi đầu 1 g ceftazidime. Nên khảo sát GFR để xác định liều duy trì thích hợp.
Ở bệnh nhân nhiễm trùng trầm trọng, đặc biệt ở người bị giảm bạch cầu trung tính thường sử dụng 6 g ceftazidime mỗi ngày, nếu suy thận, đơn vị liều lượng ở Bảng 1 có thể gia tăng 50% hay rút ngắn khoảng cách dùng thuốc một cách hợp lý. Ở những người này, nên kiểm tra nồng độ ceftazidime trong huyết thanh và nồng độ tối thiểu không nên vượt quá 40 mg/l.
Thời gian bán hủy trong huyết thanh của ceftazidime trong quá trình lọc máu trong khoảng 3-5 giờ. Nên lặp lại liều duy trì thích hợp sau mỗi lần làm thẩm phân.
Liều lượng dùng khi thẩm phân phúc mạc: Cũng có thể dùng ceftazidime trong thẩm phân phúc mạc và thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục (CAPD). Cũng như khi dùng ceftazidime tiêm tĩnh mạch, có thể phối hợp thuốc với dịch thẩm phân (thường 125-250 mg cho 2 lít dung dịch thẩm phân).
Cách dùng: Ceftazidime có thể được dùng tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp sâu vào khối cơ lớn như phần tư trên ngoài của mông hay hai bên đùi.
Hướng dẫn pha thuốc: Xem Bảng 2 về thể tích thêm vào và nồng độ các dung dịch, điều này có thể rất hữu ích khi cần dùng các liều được chia nhỏ.
Hướng dẫn thể tích dung môi dùng để pha
Kích cỡ lọ thuốc | Thể tích dung môi* phải thêm vào (ml) | Nồng độ trung bình (mg/ml) |
1 g IM | 3,0 | 250 |
IV | 10,0 | 90 |
* Thường là nước cất pha tiêm.
Tất cả mọi cỡ lọ được cung cấp đều ở dưới áp suất giảm. Khi hòa tan thuốc, khí carbone dioxide được giải phóng và phát sinh một áp lực dương. Để dễ dàng sử dụng, nên áp dụng kỹ thuật pha như sau:
Lọ 500 mg IM/IV, 1 g IM/IV và 2 g IV bolus: Đâm kim qua nắp lọ và bơm vào thể tích dung môi được khuyến cáo. Chân không trong lọ có thể giúp dung môi đi vào dễ dàng hơn. Rút kim ra. Lắc để hòa tan: Carbone dioxide được giải phóng và thu được một dung dịch trong suốt trong khoảng 1-2 phút.
Dốc ngược lọ. Với ống tiêm đã được nén chặt, đâm kim qua nắp lọ và rút toàn bộ thể tích dung dịch và bơm tiêm (áp lực trong lọ có thể hỗ trợ cho việc rút thuốc). Cần bảo đảm rằng kim phải ở trong phần dung dịch và không đi ra ngoài phần không khí ở trên. Dung dịch được rút ra có thể chứa các bóng khí carbone dioxide nhỏ; có thể bỏ qua không để { đến chúng. Lọ tiêm truyền tĩnh mạch 2 g : có thể pha lọ thuốc này để tiêm truyền ngắn hạn (như đến 30 phút) như sau : đâm kim qua nắp lọ và bơm vào 10 ml dung môi. Chân không có thể giúp dung môi đi vào dễ dàng. Lấy kim ra.
Lắc để hòa tan; carbone dioxide được giải phóng và thu được một dung dịch trong suốt trong khoảng 1-2 phút.
Đâm kim thông khí qua nắp lọ để giải phóng áp suất bên trong, và với sự thông khí đã sẵn sàng, thêm 40 ml dung môi. Lấy kim thông khí và kim bơm tiêm ra; lắc lọ và bắt đầu tiêm truyền như bình thường.
Ghi chú: Để bảo đảm tính tiệt trùng của chế phẩm, điều quan trọng cần chú { là không đâm kim thông vào nắp lọ trước khi hòa tan thuốc.
Các dung dịch này có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hay đưa vào ống của bộ dây tiêm truyền nếu bệnh nhân đang dùng các dịch tiêm truyền. Ceftazidime tương hợp với hầu hết các dịch truyền tĩnh mạch thông dụng.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG
Giống như những kháng sinh b-lactam, trước khi dùng ceftazidime, nên kiểm tra cẩn thận về tiền sử phản ứng quá mẫn với ceftazidime, céphalosporine, pénicilline hay những thuốc khác.
Chỉ nên dùng ceftazidime một cách thận trọng với bệnh nhân có phản ứng quá mẫn loại I hay quá mẫn tức thời với penicilline. Ngưng thuốc nếu xảy ra phản ứng dị ứng với ceftazidime. Các phản ứng quá mẫn trầm trọng có thể cần dùng tới épinéphrine (adrénaline), hydrocortisone, kháng histamine hay các biện pháp cấp cứu khác.
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Nên dùng thận trọng các kháng sinh céphalosporine ở liều cao cho bệnh nhân đang được điều trị đồng thời với các thuốc gây độc trên thận, như các aminoglycoside hay các thuốc lợi tiểu mạnh, như furos mide, do có nghi ngờ rằng các kết hợp này tác động có hại lên thận.
Kinh nghiệm lâm sàng sử dụng ceftazidime cho thấy rằng hầu như thuốc không gây nguy hại với liều điều trị được khuyến cáo. Không có bằng chứng rằng ceftazidime có tác động ngoại ý lên thận với liều điều trị thông thường; tuy nhiên, do phần lớn thuốc được đào thải qua đường thận, cần giảm liều tùy theo mức độ của suy giảm chức năng thận để tránh các hậu quả lâm sàng của việc gia tăng các nồng độ kháng sinh như co giật
Ceftazidime không can thiệp vào các xét nghiệm dựa trên cơ sở men tìm glucose niệu. Có thể quan sát được sự can thiệp yếu vào các phương pháp khử đồng (các test Benedict, Fehling, Clinitest). Ceftazidime không làm ảnh hưởng thử nghiệm picrate kiềm tìm créatinine. Kết quả dương tính trong test Coombs đi kèm với sự sử dụng ceftazidime trong khoảng 5% bệnh nhân có thể can thiệp vào các xét nghiệm máu chéo.
Giống như những kháng sinh phổ rộng khác, sử dụng kéo dài ceftazidime có thể đưa đến bội nhiễm các vi khuẩn không nhạy cảm (như Candida, các Enterococcus) có thể cần gián đoạn việc điều trị hay áp dụng các biện pháp thích hợp. Cần thiết lập lại việc kiểm tra tình trạng bệnh nhân.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Không có bằng chứng trên thí nghiệm về tác động gây bệnh ở phôi hay sinh quái thai được quy cho ceftazidime. Tuy nhiên, cũng giống như mọi thuốc khác, nên dùng cẩn thận trong những tháng đầu thai kỳ và cho trẻ vừa mới sanh. Chỉ sử dụng trong thai kỳ khi đã cân nhắc giữa lợi ích và những nguy cơ có thể xảy ra. Ceftazidime được bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ thấp và do đó, nên cẩn thận khi dùng ceftazidime cho người mẹ nuôi con bú.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Kinh nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng ceftazidime nói chung được dung nạp tốt. Các tác dụng ngoại ý ít xảy ra, bao gồm:
- Tại chỗ: Viêm tĩnh mạch hay viêm tĩnh mạch huyết khối khi tiêm tĩnh mạch ; đau và/hoặc viêm sau khi tiêm bắp.
- Quá mẫn: Dát sần hay nổi ban, mày đay, sốt, ngứa ngáy và rất hiếm khi phù mạch và phản vệ (co thắt phế quản và/hoặc tụt huyết áp).
- Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và rất hiếm khi bị tưa miệng hay viêm kết tràng.
Các tác dụng ngoại ý có thể liên quan đến ceftazidime hay có bệnh căn học không chắc chắn bao gồm:
- Tiết niệu: Bệnh candida, viêm âm đạo.
- Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, dị cảm và mất vị giác. Đã có một vài báo cáo về co giật xảy ra cho bệnh nhân bị suy thận mà không giảm liều ceftazidime thích hợp.
- Các thay đổi trên xét nghiệm cận lâm sàng được ghi nhận xảy ra thoáng qua trong quá trình điều trị với ceftazidime bao gồm : giảm bạch cầu trung tính, phản ứng dương tính với test Coombs không có lọc máu, tăng tiểu cầu và gia tăng nhẹ một hay nhiều men gan, ALT (SGPT), AST (SGOT), LDH, GGT và phosphatase kiềm.
- Giống như những cEphalosporine khác, đôi khi quan sát được sự gia tăng thoáng qua của urê huyết, BUN và/hoặc creatinine huyết thanh. Rất hiếm khi gặp chứng giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và tăng lympho bào thoáng qua.
Benh.vn