Mục lục
Gammagard (globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IGIV)) là một chế phẩm tiệt trùng được làm từ huyết tương người. Nó chứa các kháng thể để giúp cơ thể tự bảo vệ mình chống lại nhiễm trùng từ các bệnh khác nhau.
Gammagard được sử dụng để điều trị suy giảm miễn dịch tiên phát (PI), và để giảm nguy cơ nhiễm trùng ở những người có hệ miễn dịch hoạt động kém chẳng hạn như những người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL).
Gammagard cũng được sử dụng để tăng tiểu cầu (tế bào máu đông) ở những người ITP (ITP) và để ngăn ngừa chứng phình động mạch gây ra bởi sự suy yếu của các động mạch chính kết hợp với hội chứng Kawasaki.
Gammagard cũng được sử dụng để điều trị viêm thần kinh mãn tính demyelinating (CIDP), một rối loạn thần kinh suy nhược gây yếu cơ và có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
Gammagard cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc.
Dạng trình bày
Dung dịch tiêm tĩnh mạch
500mg protein trong 10ml dung dịch.
1g protein trong 10ml dung dịch.
2,5g protein trong 50ml dung dịch.
5g protein trong 100ml dung dịch.
10g protein trong 100ml dung dịch.
20g protein trong 200ml dung dịch.
12,5g protein trong 250ml dung dịch
Dạng đăng kí: Thuốc kê đơn
Thành phần: Globulin miễn dịch
Dược lực học
Cơ chế tác dụng:
Thuốc gây miễn dịch thụ động. Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch (IGIV) được dùng để tạo miễn dịch thụ động, nhờ tăng hiệu giá kháng thể của cá thể và tăng khả năng phản ứng kháng thể – kháng nguyên. Các kháng thể IgG có trong IGIV có tác dụng giúp dự phòng hoặc thay đổi một số bệnh nhiễm khuẩn ở những người dễ mắc.
Cơ chế mà IGIV làm tăng số lượng tiểu cầu trong điều trị bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát chưa được sáng tỏ đầy đủ. Có thể IGIV đã bão hòa thụ thể Fc ở tế bào của hệ nội mạc võng mô, nên đã làm giảm hiện tượng thực bào các tế bào gắn kháng thể do Fc làm trung gian.
Sự chẹn thụ thể Fc có thể xảy ra ở tủy xương, lách và các nơi khác của hệ nội võng mô và có thể xảy ra qua cạnh tranh với thụ thể Fc do tăng nồng độ IgG của huyết thanh hoặc do phức hợp miễn dịch lưu hành. Cũng có thể hoặc do ái lực của thụ thể Fc đối với IgG bị biến đổi hoặc do sản xuất kháng thể tiểu cầu bị ức chế.
Dược động học
Sau khi truyền tĩnh mạch Immunoglobulin, IgG xuất hiện tức thì ở huyết thanh. Nồng độ IgG trong huyết thanh tùy thuộc trực tiếp theo liều dùng. Nửa đời của IgG được thông báo vào khoảng 21 – 29 ngày
Chỉ định
Trong y học người ta đã sử dụng IVIG cho nhiều chuyên ngành khác nhau. Riêng chuyên ngành Da liễu đã và đang sử dụng nó cho một số trường hợp:
Bệnh thải ghép, viêm bì cơ, pemphigus thường, pemphigus vảy lá, bệnh bọng nước dạng pemphigus, ly thượng bì bọng nước mắc phải, bệnh bọng nước ở phụ nữ có thai, hồng ban đa dạng, mày đay mạn, viêm da cơ địa, viêm da mủ hoại thư, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bệnh Kawasaki, hội chứng Stevens Johnson, hội chứng Lyell, hội chưng sốc nhiễm độc, bệnh Graves, bệnh sẩn nhầy, hội chứng Kawasaki, bệnh sởi…
Chống chỉ định
Tuyệt đối: Tiền sử phản ứng toàn thân nặng với globulin miễn dịch hay với kháng IgA, mẫn cảm với Thimerosal, thiếu IgA chọn lọc.
Tương đối: Rối loạn chức năng thận tiến triển, có thai
Liều và cách dùng
Cách dùng:
IGIV được truyền tĩnh mạch và không được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. IGIV phải được dùng qua đường truyền riêng và không được pha lẫn vào các thuốc hoặc dịch truyền tĩnh mạch khác. Nếu phản ứng không mong muốn xảy ra thì phải giảm tốc độ truyền hoặc ngừng truyền cho đến khi hết phản ứng. Sau đó lại có thể tiếp tục truyền với tốc độ mà người bệnh dung nạp được.
Liều lượng của IVIG trong điều trị bệnh lý viêm hay bệnh lý tự miễn là cao hơn nhiều so với liều lượng được dùng trong điều trị bệnh lý suy giảm miễn dịch. Liều lượng dùng thường được khuyến cáo là 2g/ kg/ 1 tháng. Với tổng liều này người ta thường dùng theo một trong hai cách sau đây:
Cách thứ nhất: 1g/kg/ngày trong 2 ngày liên tiếp hoặc
Cách thứ hai: 0,4g/ kg/ ngày/ 5 ngày liên tiếp.
Chú ý đề phòng và thận trọng
Cần theo dõi người bệnh liên tục trong khi tiêm truyền và không được vượt quá tốc độ truyền đã chỉ định vì tụt huyết áp và những biểu hiện lâm sàng của phản ứng phản vệ có thể liên quan đến tốc độ truyền. Phải luôn có sẵn adrenalin để xử lí kịp thời
Tương tác thuốc
Immunoglobulin có thể dùng cùng vaccin bất hoạt virus viêm gan A, nhưng ở vị trí khác và với bộ tiêm truyền riêng.
Thời điểm có thể dùng vaccin virus sởi sống sau khi dùng IGIV là sau ít nhất 8 tháng đối với người bệnh suy giảm miễn dịch, 8- 10 tháng đối với người bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát và 11 tháng đối với người bị hội chứng Kawasaki.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn khi dùng IGIV thường liên quan đến tốc độ tiêm truyền hơn là do liều dùng. Đau nhẹ ở ngực, hông, lưng, khớp, chuột rút, đau sơ, buồn nôn, nôn, rét run, sốt, mệt mỏi, đau dầu, ngứa, mày đay, kích động, bốc hỏa, tăng huyết áp, khó thở, khò khè, tím xanh là những tác dụng không mong muốn thường gặp sau khi truyền IGIV.
Ngoài ra, hiếm gặp trường hợp hội chứng viêm màng não vô khuẩn ở người bệnh điều trị IGIV và chưa rõ sau khi dùng IGIV nhiều giờ cho đến 2 ngày với các triệu chứng: nhức đầu dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, nôn, ngủ lịm, sốt, đau khi cử động mắt. Phân tích dịch não tủy thường phát hiện nồng độ protein lên tới hàng trăm miligram/decilit. Hội chứng này thường mất sau 3 – 5 ngày, không để lại di chứng.
Bảo quản
Tùy theo biệt dược và từng loại thuốc dạng dung dịch bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C nếu bột đông khô bảo quản ở nhiệt độ < 25 độ C