ELI LILLY
Bột pha tiêm 1 g: hộp 1 lọ.
THÀNH PHẦN
cho 1 lọ Ceftazidime pentahydrate 1 g
TÍNH CHẤT
Ceftazidime là kháng sinh nhóm cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp protein ở thành tế bào vi khuẩn và ceftazidime kháng lại hầu hết các enzym b-lactamase.
Với liều bình thường, nồng độ điều trị đạt được trong các mô của cơ thể là cơ sở cho các chỉ định đặc biệt. Sau khi tiêm bắp liều 500 mg và 1 g ceftazidime, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương lần lượt là 18 mg và 37 mg/mL.
Sau khi tiêm tĩnh mạch ceftazidime liều 0,5 g, 1 g và 2 g, nồng độ trung bình trong huyết tương lần lượt là 46 mg/mL, 87 mg/mL và 170 mg/mL. Nồng độ điều trị trong huyết thanh đạt được từ 8 đến 12 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Thời gian bán thải khoảng 1,8 giờ. Thuốc kết hợp kém với protein trong huyết tương, chỉ khoảng 10%. Ceftazidime không chuyển hóa trong cơ thể và thải trừ nguyên vẹn ở nước tiểu qua lọc cầu thận. Khoảng 80-90% liều dùng được thải theo nước tiểu trong vòng 24 giờ.
In vitro, ceftazidime diệt được các vi khuẩn sau đây:
– Gram âm: Pseudomonas aeruginosa và Pseudomonas spp., Klebsiella pneumoniae và Klebsiella spp., Proteus sp. (cả indole dương tính và indole âm tính), Providencia sp., Escherichia coli, Enterobacter spp., Citrobacter spp., Serratia spp., Salmonella spp., Shigella spp., Yersinia enterocolitica, Pasteurella multocida, Acinetobacter sp., Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng tạo b-lactamase và Haemophilus parainfluenzae).
– Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Micrococcus spp., Streptococcus spp. (bao gồm Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes).
– Vi khuẩn kỵ khí: Peptococcus spp., Peptostreptococcus spp., Streptococcus spp., Propionibacterium spp., Clostridium perfringens, Fusobacterium spp., Bacteroides spp. (nhiều chủng Bacteroides fragilis đều đề kháng).
In vitro, ceftazidime không tác động lên Staphylococcus kháng methicillin, Streptococcus faecalis, Listeria monocytogenes, Campilobacter spp. hoặc Clostridium difficile. Thành phần muối sodium tổng cộng khoảng 52 mg (2,3 mEq) đối với mỗi gam Ceftazidime.
CHỈ ĐỊNH
Ceftazidime được chỉ định trong các nhiễm khuẩn nặng, do những chủng vi khuẩn nhạy cảm đơn thuần hay phối hợp đã nêu ở trên, bao gồm các bệnh sau:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn trong ổ bụng bao gồm viêm màng bụng và nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp.
Trước khi khởi đầu điều trị, nên thử nghiệm kháng sinh đồ, sơ bộ phân lập và định danh chủng vi khuẩn gây bệnh. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn trầm trọng và kiểu lâm sàng cho thấy do những vi khuẩn nhạy với ceftazidime, việc điều trị có thể bắt đầu ngay trước khi có kết quả kháng sinh đồ. Nếu nhiễm khuẩn nặng đe dọa đến tính mạng, có thể phối hợp điều trị ngay Ceftazidime với một loại aminoglycoside và theo dõi sát chức năng thận. Liều dùng của cả hai loại kháng sinh trên tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh lý nhiễm khuẩn và toàn trạng của người bệnh.
Nếu nghi ngờ có nhiễm các vi khuẩn kỵ khí, nên phối hợp Ceftazidime với một kháng sinh thích
hợp.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không dùng Ceftazidime với người bệnh quá mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG
Trước khi dùng Ceftazidime, phải kiểm tra để biết người bệnh trước đây có mẫn cảm với cephalosporin, penicillin hoặc có tiền sử dị ứng với các thuốc khác hay không.
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Ceftazidime nên thận trọng khi dùng cho người bệnh được ghi nhận có quá mẫn cảm với penicillin hoặc có tiền sử dị ứng thuốc.
Khi có các dấu hiệu đầu tiên của sự quá mẫn cảm, cần ngưng điều trị ngay. Mặc dầu chưa có trường hợp nào độc với thận được ghi nhận, nhưng phải theo dõi sát chức năng thận ở người đang dùng liều cao hoặc phối hợp với aminoglycoside. Cần giảm liều dùng, tùy thuộc vào sự suy giảm của chức năng thận, để tránh những diễn biến do nồng độ thuốc cao, ví dụ những cơn động kinh (xin đọc phần Liều lượng và Cách dùng ở các bệnh nhân có chức năng thận giảm).
LÚC CÓ THAI
Sự không nguy hại của Ceftazidime ở người mang thai chưa được xác định, vì vậy không nên dùng thuốc này khi có thai. Thuốc chỉ nên dùng trong những trường hợp ngoại lệ, khi mà việc đánh giá giữa lợi và hại đã được cân nhắc kỹ.
LÚC NUÔI CON BÚ
Ceftazidime được bài tiết qua sữa với nồng độ thấp. Nên thận trọng khi dùng thuốc cho các bà mẹ đang thời kỳ cho con bú.
TƯƠNG TÁC THUỐC
– Phối hợp Ceftazidime với các kháng sinh nhóm aminoglycoside có thể gây ra các dấu hiệu độc cho thận, và không nên trộn chung trong cùng một ống bơm tiêm, để tránh tương kỵ thuốc.
Các sai lệch trong kết quả xét nghiệm: Có thể gặp kết quả dương tính giả trong thử nghiệm Coombs hoặc xét nghiệm đường niệu bằng kỹ thuật dùng chất khử (Fehling, Clini-Test…), tuy vậy không ảnh hưởng đối với các phương pháp dùng enzym.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
Những tác dụng phụ sau đây được ghi nhận trong các trường hợp riêng biệt:
– Tại chỗ: Viêm tĩnh mạch hoặc viêm tắc tĩnh mạch do tiêm tĩnh mạch. Đau sau khi tiêm bắp.
– Quá mẫn cảm: Đỏ da, sốt và ngứa.
– Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng và hiếm gặp viêm đại tràng.
– Huyết học: Tăng thoảng qua urê và creatinine máu, hiếm gặp hơn là giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu thoáng qua.
– Gan: Tăng thoáng qua các enzym gan : SGOT, SGPT và phosphatase kiềm.
– Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, dị cảm và rối loạn vị giác.<