Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang Chủ » Thuốc và biệt dược » Da liễu » Klenzit C – Tuýp bôi da trị mụn trứng cá
Thuốc và biệt dược
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất

G

Klenzit_C_tri_mun_trung_ca

Klenzit C – Tuýp bôi da trị mụn trứng cá

Thuốc Klenzit C là thuốc gel bôi trị mụn trứng cá chứa hoạt chất Adapalen và kháng sinh Clindamycin của hãng Glenmark - Ấn Độ được đăng ký dạng thuốc kê đơn tại Việt Nam.

Tác giả: Dương Giang

Tham vấn y khoa: DS. Nguyễn Bá Nghĩa

Theo dõi Benh.vn trên

Cập nhật: 16/11/2021 lúc 3:45 chiều

Mục lục

  • 1 Thành phần thuốc Klenzit C
  • 2 Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Klenzit C
    • 2.1 Chỉ định của thuốc Klenzit C
    • 2.2 Chống chỉ định của thuốc Klenzit C
    • 2.3 Liều dùng của thuốc Klenzit C
  • 3 Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Klenzit C
    • 3.1 Thuốc Klenzit C chỉ dùng ngoài da
    • 3.2 Tác dụng phụ thuốc Klenzit C
  • 4 Tương tác của thuốc Klenzit C với các thuốc khác
  • 5 Khả năng gây ung thư, gây đột biến và giảm khả năng sinh sản của thuốc Klenzit C
    • 5.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng tới thai nhi của Klenzit C
    • 5.2 Thận trọng khi sử dụng Klenzit C khi mang thai
    • 5.3 Sử dụng Klenzit C ở phụ nữ nuôi con bú
    • 5.4 Quá liều Klenzit C gây vấn đề gì
  • 6 Dược lực học và dược động học Klenzit C
    • 6.1 Dược lực học Klenzit C
    • 6.2 Dược động học Klenzit C

Thuốc Klenzit C là thuốc gel bôi trị mụn trứng cá chứa hoạt chất Adapalen và kháng sinh Clindamycin của hãng Glenmark – Ấn Độ được đăng ký dạng thuốc kê đơn tại Việt Nam.

Thành phần thuốc Klenzit C

Mỗi gam gel Klenzit C chứa:

  • Hoạt chất: Adapalene 1 mg, Clindamycin phosphat USP tương đương Clindamycin: 10mg
  • Tá dược: Dinatri edetat, Carbomer 940, Propylen glycol, Methyl hydroxybenzoate, Phenoxyethạnol, Poloxamer 407, Natri hydroxid, nước tinh chế vđ.

Thuốc Klenzit C được bào chế dạng gel tan trong nước.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Klenzit C

Thuốc Klenzit C được chỉ định dùng ngoài da để trị mụn trứng cá, thuốc có chống chỉ định trong một số trường hợp dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Chỉ định của thuốc Klenzit C

Gel KLENZIT C được chỉ định để điều trị tại chỗ cho bệnh nhân bị bệnh trứng cá.

Chống chỉ định của thuốc Klenzit C

Gel KLENZIT C chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với Clindamycin, Lincomycin, Adapalene hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thuốc cũng chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử viêm ruột khu vực hay viêm ruột kết có loét hoặc tiền sử viêm ruột kết có liên quan tới kháng sinh.

Liều dùng của thuốc Klenzit C

Thuốc Klenzit C là thuốc dùng ngoài tuy nhiên vẫn cần lưu ý liều dùng cho từng đối tượng và mục đích sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.

Người lớn

Klenzit C được dùng để điều trị tại chỗ ở các vùng có nhiều mụn, nốt sần và mụn mủ cho bệnh nhân bị bệnh trứng cá nhẹ và vừa. Bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da tổn thương đã rửa sạch và lau khô, mỗi ngày một lần vào buổi tối. Không được dùng đồng thời Klenzit C với các thuốc bôi ngoài da có thể gây kích ứng.

Trong các tuần đầu mới bôi thuốc có thể quan sát thấy hiện tượng lan toả trứng cá. Đó là do tác dụng của thuốc lên các tổn thương trước đây chưa nhìn thấy và không nên coi đây là lý do cần ngừng điều trị. Các kết quả điều trị được ghi nhận sau 8 đến 12 tuần dùng thuốc.

Dùng cho người cao tuổi

Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng của Adapalene được thực hiện trên các bệnh nhân từ 12 đến 30 tuổi bị trứng cá, do đó không bao gồm các bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên và chưa xác định được đáp ứng với thuốc ở người cao tuổi có khác với người trẻ tuổi hay không. Các kinh nghiệm lâm sàng khác không cho thấy sự khác biệt về đáp ứng với thuốc ở người cao tuổi so với người trẻ tuổi. Không có các thông tin cụ thể so sánh việc sử dụng Adapalene ở người cao tuổi so với các nhóm tuổi khác. Người cao tuổi thường không bị trứng cá, do đó việc sử dụng các chế phẩm điều trị trứng cá có thể không cần ở lứa tuổi này.

Dùng cho trẻ em

An toàn và hiệu quả của phối hợp Adapalene và Clindamycin cho bệnh nhân nhi dưới 12 tuổi chưa được xác định, do đó không nên dùng Klenzit C cho lứa tuổi này.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Klenzit C

Khi sử dụng thuốc Klenzit C cần đặc biệt thận trọng để sử dụng an toàn.

Thuốc Klenzit C chỉ dùng ngoài da

Một số dấu hiệu và triệu chứng ở da như ban đỏ, khô da, tróc vảy, nóng rát hay ngứa có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Tránh dây thuốc vào mắt, môi, góc mũi và niêm mạc.

Cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng kể cả ánh sáng đèn sợi đốt trong khi đang sử dụng gel KLENZIT – C.

Có thể xảy ra kích ứng tại chỗ khi dùng đồng thời với các chế phẩm dùng ngoài da có thể làm khô da hoặc kích ứng da như xà phòng y tế, chất tẩy rửa, các xà phòng và các mỹ phẩm có tác dụng làm khô da mạnh, các chế phẩm có nồng độ cồn cao, chất làm săn da, hương liệu hay các chất kiềm.

Ngừng ngay thuốc nếu có phản ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Không bôi thuốc lên vết cắt, trầy xước, vùng da bị eczema và vùng da bị bỏng nắng.

Tránh tiếp xúc với tia tử ngoại.

Thận trọng khi dùng cho những người có cơ địa dị ứng.

Tác dụng phụ thuốc Klenzit C

Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm: ban đỏ, tróc vảy, khô da, ngứa và rát bỏng da, xảy ra ở 10 – 40% số bệnh nhân. Ngứa và rát bỏng da ngay sau khi bôi cũng thường gặp. Kích ứng da, đau/rát da, ban đỏ, bỏng nắng và mụn trứng cá được thông báo ở khoảng 1% hoặc dưới 1% số bệnh nhân. Các tác dụng không mong muốn này hay gặp nhất trong tháng đầu điều trị và sau đó giảm dần về tần suất và mức độ. Tất cả các tác dụng không mong muốn do sử dụng Adapalene và Clindamycin trong các thử nghiệm lâm sàng đều hồi phục được sau khi ngừng điều trị.

Tương tác của thuốc Klenzit C với các thuốc khác

Do Adapalene trong thành phần thuốc Klenzit C có thể gây kích ứng tại chỗ trên một số bệnh nhân nên cần thận trọng khi dùng cùng lúc với các sản phẩm có thể gây kích ứng tại chỗ khác như xà phòng y tế, chất tẩy rửa, các xà phòng và mỹ phẩm có tác dụng làm khô da mạnh, các chế phẩm có nồng độ cồn cao, chất làm săn da, hương liệu hay các chất kiềm.

Cần đặc biệt thận trọng khi dùng các chế phẩm chứa lưu huỳnh, resorcinol hay acid salicylic kết hợp với gel KLENZIT C. Nếu đã dùng các chế phẩm đó rồi thì nên để chúng hết tác dụng rồi mới dùng gel KLENZIT C.

Clindamycin có tính chất ức chế thần kinh cơ. Do đó cần dùng thận trọng trên những bệnh nhân đang dùng các loại thuốc ức chế thần kinh cơ vì nó có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này.

Khả năng gây ung thư, gây đột biến và giảm khả năng sinh sản của thuốc Klenzit C

Các nghiên cứu hiện nay chưa rõ ràng về khả năng gây nguy cơ đối với thai nhi. Một số nghiên cứu có thể kể tới trong các tóm tắt sau.

Nghiên cứu về ảnh hưởng tới thai nhi của Klenzit C

Nghiên cứu về khả năng gây ung thư của Adapalene được tiến hành trên chuột nhắt dùng đường ngoài da và trên chuột cống dùng đường uống, với liều cao hơn khoảng 4 tới 75 lần liều dùng tối đa bôi ngoài da hàng ngày cho người. Trong nghiên cứu dùng đường uống, thấy có khuynh hướng tỷ lệ với liều về tần suất mắc u tuyến và u biểu mô ở tuyến ức của chuột cống cái, và về tần suất mắc u tế bào ưa crôm lành tính và ác tính ở tuỷ thượng thận của chuột cống đực.

Chưa có nghiên cứu về tính gây ung thư do ánh sáng với adapalene. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tăng nguy cơung thư khi sử dụng các thuốc có tác dụng dược lý tương tự (ví dụ các Retinoid) khi cho chiếu tia tử ngoại trong phòng thí nghiệm hay phơi nắng. Do đó khuyên các bệnh nhân nên tránh hoặc hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng hay các nguồn chiếu tia tử ngoại nhân tạo.

Trong một loạt các nghiên cứu, in vitro và in vivo đều cho thấy Adapalene không có tác dụng gây đột biến gen hay gây độc cho gen.

Nghiên cứu đánh giá khả năng gây ung thư của Clindamycin 1% được tiến hành bằng cách dùng thuốc hàng ngày cho chuột nhắt trong hai năm. Liều dùng cho nghiên cứu này cao hơn khoảng 3 đến 15 lần liều Clindamycin dùng cho người, giả định thuốc hấp thu hoàn toàn và so sánh dựa vào diện tích bề mặt cơ thể. Không thấy có dấu hiệu gia tăng đáng kể các khối u khi dùng thuốc cho động vật. Clindamycin 1% làm rút ngắn đáng kể thời gian trung bình khởi phát các khối u khi nghiên cứu trên chuột nhắt trụi lông gây u bằng cách chiếu ánh nắng nhân tạo.

Thử nghiệm khả năng gây độc với gen được tiến hành bao gồm thử nghiệm vi nhân trên chuột cống và thử nghiệm Ames đảo trên Salmonella, cả hai thử nghiệm đều cho kết quả âm tính. Nghiên cứu sự sinh sản của chuột cống dùng Clindamycin hydroclorid và Clindamycin palmitat hydroclorid không thấy có bằng chứng làm giảm khả năng sinh sản.

Thận trọng khi sử dụng Klenzit C khi mang thai

  • Adapalene: Tác dụng gây quái thai – Xếp loại C: Không quan sát thấy tác dụng gây quái thai ở các nghiên cứu trên động vật. Chưa có các nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt trên phụ nữ có thai, do đó không dùng Adapalene cho phụ nữ có thai, trừ khi lợi ích là lớn hơn nguy cơ tiềm tàng cho thai nhi.
  • Clindamycin: Tác dụng gây quái thai – Xếp loại B: Các nghiên cứu trên sự sinh sản của chuột nhắt và chuột cống dùng Clindamycin theo đường dưới da và đường uống đã được thực hiện, cho thấy không có bằng chứng về sự nguy hại đối với bào thai.

Sử dụng Klenzit C ở phụ nữ nuôi con bú

Chưa biết Adapalene và Clindamycin khi dùng dạng gel ngoài da có đi vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, khi dùng Clindamycin theo đường uống và đường tiêm đều có xuất hiện thuốc trong sữa mẹ. Do nguy cơ gặp các phản ứng bất lợi nghiêm trọng đối với trẻ đang bú sữa mẹ, cần cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ để quyết định ngừng dùng gel KLENZIT – C hay ngừng cho trẻ bú.

Quá liều Klenzit C gây vấn đề gì

Chưa có trường hợp quá liều nào được báo cáo.

Gel KLENZIT – C chỉ được dùng ngoài da. Nếu bôi quá nhiều thuốc này sẽ không đạt được kết quả nhanh hơn và tốt hơn, mà có thể xảy ra đỏ da, bong da hay khó chịu ở da.

Liều gây ngộ độc cấp Adapalene đường uống trên chuột nhắt và chuột cống là lớn hơn 10 mg/kg. Uống Adapalene trong thời gian dài có thể dẫn tới các tác dụng phụ giống như dùng quá liều Vitamin A đường uống.

Bôi Clindamycin ngoài da có thể hấp thu một lượng thuốc đủ để gây tác dụng toàn thân.

Dược lực học và dược động học Klenzit C

Dược lực học và dược động học của Klenzit C chủ yếu của hai thành phần Adapalene và Clindamycin như sau.

Dược lực học Klenzit C

Adapalene:

Adapalene là một chất giống Retinoid dùng để điều trị trứng cá. Nó là một dẫn chất naphthoic có một chuỗi bên methoxyphenyl adamantyl. Các nghiên cứu hoá sinh và dược học đã chứng minh rằng Adapalene có khả năng điều hòa quá trình biệt hoá tế bào, sừng hoá và các quá trình gây viêm. Các quá trình này đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh trứng cá.

Adapalene gắn kết đặc hiệu với receptor của acid retinoic nhân nhưng không gắn kết với receptor protein cytosolic. Người ta cho rằng Adapalene bôi ngoài da có tác dụng bình thường hoá sự biệt hoá các tế bào biểu mô nang dẫn đến làm giảm sự hình thành các mụn nhỏ.

Clindamycin:

Clindamycin ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào bán đơn vị 50S của ribosom và ảnh hưởng đến quá trình khởi tạo chuỗi peptid.

Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy Clindamycin ức chế toàn bộ các vi khuẩn Propionibacterium acnes được nuôi cấy tại nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 0,4 mcg/ml. Đã thấy có kháng chéo giữa Clindamycin và Erythromycin.

Dược động học Klenzit C

Adapalene:

Dược động học của Adapalene dùng ngoài da chưa được nghiên cứu nhiều. Tác dụng điều trị của thuốc thường xuất hiện trong vòng 8 đến 12 tuần từ khi bắt đầu điều trị. Adapalene ít hấp thu qua da, chỉ tìm thấy một lượng nhỏ (< 0.25 ng/ml) trong huyết tương ở những bệnh nhân bị trứng cá bôi Adapalene ngoài da trường diễn trong các thử nghiệm lâm sàng. Thuốc thải trừ chủ yếu qua đường mật.

Clindamycin:

Khi dùng ngoài da, Clindamycin hấp thu khoảng 4 đến 5%. Sau khi bôi Clindamycin nhiều lần, chưa tới 0.04% tổng liều được bài xuất trong nước tiểu.

Bảo quản thuốc Klenzit C: Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Tránh ánh sáng. Không để đông lạnh.

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.

Giá bán Klenzit C trị mụn năm nay: 155,000 đ/tuýp.

Lưu ý: Để thuốc ngoài tầm tay trẻ em. Giá bán có thể thay đổi theo thời điểm và theo điểm mua sản phẩm, giá trên chỉ tham khảo. Thuốc kê đơn chỉ dùng theo chỉ định của bác sỹ.

Chia sẻ

Sản phẩm nổi bật

suc-hong-mieng-plasmakare-diet-covid
Thuốc và biệt dược
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất

Ý kiến của bạn Hủy

Sản phẩm cùng nhóm bệnh

Yoosun Acnes

Viên trứng cá ACNEBYE NEW

Tratrison

Sản phẩm khác

Klenzit_MS_tri_mun_trung_ca

Klenzit MS – Tuýp bôi da trị mụn trứng cá

differin_tri_mun_trung_ca

DIFFERIN Gel

sanpham

GLIBENCLAMID

Tin mới nhất

Xịt họng PlasmaKare H-Spray cho bé từ 06 tháng hết ho, viêm họng, viêm VA

Xịt họng PlasmaKare H-Spray cho bé từ 06 tháng hết ho, viêm họng, viêm VA

Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray

Review chi tiết về xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu xóa bỏ mồ hôi chân tay

  • Top 5 nguyên nhân dị ứng da
  • Những bệnh thường gặp vào mùa xuân
  • Cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị hữu hiệu 8 loại bệnh này
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

03/05/2022

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

31/03/2022

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

01/03/2022

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

01/03/2022

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

10/01/2022

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện Trung Ương khác.

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com | admin@innocare.vn

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi