Mục lục
- 1 Mô tả thuốc
- 2 Dạng trình bày
- 3 Dạng đăng kí
- 4 Thành phần
- 5 Dược lực học
- 5.1 – Thuốc ức chế men chuyển angiotensine.
- 5.2 * Ðặc tính của tác động hạ huyết áp:
- 5.3 * Cơ chế tác động trên huyết động ở bệnh nhân suy tim:
- 5.4 * Các nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân suy tim cho thấy rằng:
- 5.5 *Các đặc tính trong nhồi máu cơ tim cấp:
- 5.6 *Các đặc tính trong điều trị bệnh thận do tiểu đường:
- 6 Dược động học
- 7 Chỉ định
- 8 Chống chỉ định
- 9 Liều và cách dùng
- 10 Chú ý đề phòng và thận trọng
- 11 Tương tác thuốc
- 12 Tác dụng không mong muốn
- 13 Quá liều
- 14 Bảo quản
Mô tả thuốc
Lopril là thuốc chỉ định để diều trị tăng huyết áp có thành phần chín là captopril
Dạng trình bày
Viên nén
Dạng đăng kí
Thuốc kê đơn
Thành phần
Mỗi 1 viên:
Captopril 25mg; 50mg.
(Lactose)
Dược lực học
– Thuốc ức chế men chuyển angiotensine.
* Captopril là thuốc ức chế men chuyển angiotensine I thành angiotensine II, chất gây co mạch đồng thời kích thích sự bài tiết aldostérone ở vỏ thượng thận.
*Kết quả là:
– Giảm bài tiết aldosteron.
– Tăng hoạt động của renin trong huyết tương, aldosterone không còn đóng vai trò kiểm tra ngược âm tính.
– Giảm sự đề kháng ngoại vi toàn phần với tác động chọn lọc trên cơ và trên thận, sự giảm đề kháng này không gây giữ muối nước hoặc nhịp tim nhanh phản xạ.
* Ðặc tính của tác động hạ huyết áp:
– Captopril có hiệu lực ở mọi giai đoạn của cao huyết áp: nhẹ, vừa và nặng; –
– Captopril được ghi nhận làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương, ở tư thế nằm và tư thế đứng.
* Cơ chế tác động trên huyết động ở bệnh nhân suy tim:
Captopril giảm công việc của tim:
– Do tác động làm giãn tĩnh mạch, do điều chỉnh sự chuyển hóa của prostaglandine: giảm tiền gánh;
– Do giảm sự đề kháng ngoại vi toàn phần: giảm hậu gánh.
* Các nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân suy tim cho thấy rằng:
– Giảm áp lực đổ đầy thất trái và phải,
– Giảm sự đề kháng ngoại vi toàn phần,
– Giảm áp suất động mạch trung bình,
– Tăng lưu lượng tim và cải thiện chỉ số tim,
– Tăng lưu lượng máu đến cơ.
Các nghiệm pháp gắng sức cũng được cải thiện.
*Các đặc tính trong nhồi máu cơ tim cấp:
– Giảm tử vong nói chung.
– Giảm tử vong do nguồn gốc tim mạch.
– Giảm tái phát nhồi máu cơ tim.
– Giảm tiến triển đến suy tim.
– Giảm khả năng phải nhập viện do suy tim.
*Các đặc tính trong điều trị bệnh thận do tiểu đường:
Một số thí nghiệm so sánh với placebo cho thấy rằng điều trị bằng captopril cho bệnh nhân tiểu đường lệ thuộc insulin, có protein niệu, có cao huyết áp hoặc không, có creatinin huyết dưới 25mg/l sẽ làm giảm 51% nguy cơ tăng gấp đôi creatinin huyết và giảm 51% tỉ lệ tử vong và lọc thận nhân tạo-thay thận.
Dược động học
– Hấp thu: Captopril được hấp thu nhanh qua đường uống (đỉnh hấp thu trong máu đạt được trong giờ đầu tiên). Tỉ lệ hấp thu chiếm 75% liều dùng và giảm từ 30 đến 35% khi dùng chung với thức ăn, tuy nhiên không ảnh hưởng gì đến tác dụng điều trị.
– Phân bố: Có 30% gắn với albumin huyết tương. Thời gian bán hủy đào thải của phần captopril không bị biến đổi khoảng 2 giờ.
– Có 95% captopril bị đào thải qua nước tiểu (trong đó 40 đến 50% dưới dạng không bị biến đổi).
Ở bệnh nhân suy thận, nồng độ captopril trong huyết tương tăng đáng kể ở bệnh nhân có thanh thải creatinin ≤ 40ml/phút; thời gian bán hủy có thể tăng đến 30 giờ.
*Captopril qua được nhau thai.
Một lượng rất nhỏ captopril được bài tiết qua sữa mẹ.
– Thải trừ: chủ yếu qua thận dưới dạng đã chuyển hoá khoảng 30- 40%.
Chỉ định
– Tăng huyết áp
– Suy tim không đáp ứng với đơn trị liệu thuốc lợi tiểu digitalis.
Chống chỉ định
Quá mẫn với captopril.
Trẻ < 15 tuổi.
Phụ nữ có thai & cho con bú.
Liều và cách dùng
Tăng huyết áp khởi đầu 25 mg x 2 – 3 lần/ngày; nặng: có thể tăng đến 50 mg x 3 lần/ngày. Không quá 150 mg/ngày. Suy tim ứ huyết nên dùng kèm lợi tiểu.
Chú ý đề phòng và thận trọng
– Tiền sử bệnh thận.
– Suy thận.
– Hẹp động mạch thận 2 bên.
– Bệnh nhân đại phẫu hay đang gây mê.
– Kiểm tra công thức bạch cầu & protein niệu trước & trong khi điều trị.
Tương tác thuốc
* Không nên phối hợp
– Thuốc lợi tiểu tăng kali huyết (spironolactone, triamtérène, một mình hoặc phối hợp…) : tăng kali huyết (có thể gây tử vong), nhất là ở bệnh nhân suy thận (phối hợp tác động làm tăng kali huyết). Không phối hợp thuốc lợi tiểu tăng kali huyết với thuốc ức chế men chuyển, trừ trường hợp bệnh nhân bị hạ kali huyết.
– Lithium: tăng lithium huyết có thể đến ngưỡng gây độc (do giảm bài tiết lithium ở thận). Nếu bắt buộc phải dùng thuốc ức chế men chuyển, cần theo dõi sát lithium huyết và điều chỉnh liều.
* Thận trọng khi phối hợp
– Thuốc trị đái tháo đường (insuline, sulfamide hạ đường huyết):
– Tăng tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng insuline hoặc sulfamide hạ đường huyết. Hiếm khi xảy ra các biểu hiện khó chịu do hạ đường huyết (cải thiện sự dung nạp glucose do đó giảm nhu cầu insuline).
– Tăng cường tự theo dõi đường huyết.
– Baclofène: tăng tác dụng hạ huyết áp.
Theo dõi huyết áp động mạch và điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu thấy cần.
– Thuốc lợi tiểu: nguy cơ hạ huyết áp đột ngột và/hoặc suy thận cấp tính khi dùng thuốc ức chế men chuyển trường hợp bệnh nhân trước đó đã bị mất muối-nước.
* Trong cao huyết áp động mạch, nếu việc điều trị bằng thuốc lợi tiểu trước đó gây mất muối nước (đặc biệt ở bệnh nhân đã hoặc đang được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, hoặc theo chế độ ăn kiêng không có muối, hoặc ở bệnh nhân lọc thận nhân tạo), cần phải:
– Hoặc ngưng thuốc lợi tiểu trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế men chuyển, và sau đó có thể dùng trở lại thuốc lợi tiểu hạ kali huyết nếu cần thiết.
– Hoặc dùng liều ban đầu thấp thuốc ức chế men chuyển và tăng liều từ từ. Ở bệnh nhân suy tim sung huyết được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, bắt đầu bằng liều rất thấp thuốc ức chế men chuyển, có thể sau đó giảm liều lợi tiểu hạ kali huyết dùng phối hợp. Trong mọi trường hợp, cần theo dõi chức năng thận (créatinine huyết) trong các tuần lễ đầu điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển.
* Lưu ý khi phối hợp
– Thuốc kháng viêm không stéroide (do suy luận từ indométacine): giảm tác dụng hạ huyết áp (do thuốc kháng viêm không stéroide gây ức chế các prostaglandine có tác dụng giãn mạch và phénylbutazone gây giữ muối-nước).
– Thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine (ba vòng), thuốc an thần kinh: tăng tác dụng hạ huyết áp và nguy cơ hạ huyết áp thế đứng (hiệp đồng tác dụng).
– Corticoide, tétracosactide: giảm tác dụng hạ huyết áp (do corticoide gây giữ muối-nước).
Tác dụng không mong muốn
Nổi mẩn, ngứa, đỏ bừng mặt, pemphigus, nhạy cảm ánh sáng, phù mạch, thay đổi vị giác, kích ứng dạ dày, đau bụng, viêm miệng, tăng creatinin, tăng K máu, nhiễm toan.
Quá liều
– Thường xảy ra nhất khi bị quá liều là tụt huyết áp.
– Khi huyết áp tụt nhiều, cần đặt bệnh nhân ở tư thế nằm, đầu ở thấp, và truyền tĩnh mạch dung dịch đẳng trương NaCl hay bằng bất cứ phương tiện nào khác để làm tăng thể tích máu lưu chuyển.
– Captopril có thể thẩm tách được.
Bảo quản
-Đảm bảo điều kiện về bảo quản thuốc như nhiệt độ, độ ẩm, vị trí cất giữ thuốc theo hướng dẫn
-Không tự ý cho thuốc vào cống, nước, toalet… khi chưa sử dụng hết