Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang Chủ » Thuốc và biệt dược » Tim mạch » NICARDIPIN
Thuốc và biệt dược
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất

N

nicardipine

NICARDIPIN

Nicardipin là thuốc chẹn kênh calci với cơ chế tác dụng và cách dùng tương tự các dẫn chất dihydropyridin khác (ví dụ nifedipin, amlodipin...).

Theo dõi Benh.vn trên

Cập nhật: 16/04/2018 lúc 10:03 sáng

Mục lục

  • 1 Dạng thuốc và hàm lượng
  • 2 Cơ chế tác dụng
  • 3 Dược động học
  • 4 Chỉ định
  • 5 Chống chỉ định
  • 6 Thận trọng
  • 7 Thời kỳ mang thai
  • 8 Thời kỳ cho con bú
  • 9 Tác dụng không mong muốn (ADR)
    • 9.1 Thường gặp, ADR >1/100
    • 9.2 Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
    • 9.3 Hiếm gặp, ADR < 1/1000
    • 9.4 Hướng dẫn cách xử trí ADR
  • 10 Liều lượng và cách dùng
  • 11 Tương tác thuốc
  • 12 Ðộ ổn định và bảo quản
  • 13 Quá liều và xử trí

Tên chung quốc tế: Nicardipine.

Loại thuốc: Thuốc chẹn kênh calci.

Dạng thuốc và hàm lượng

Dạng uống: Nang 20 mg, 30 mg; nang tác dụng kéo dài 30 mg, 40 mg, 45 mg, 60 mg; viên nén 20 mg nicardipin hydroclorid.

Dạng tiêm: 2,5 mg/ml nicardipin hydroclorid.

Cơ chế tác dụng

Nicardipin là thuốc chẹn kênh calci với cơ chế tác dụng và cách dùng tương tự các dẫn chất dihydropyridin khác (ví dụ nifedipin, amlodipin…).

Các đối kháng calci ngăn chặn sự xâm nhập của ion calci vào tế bào trong pha khử cực của điện thế hoạt động, hậu quả là làm giảm lượng ion calci sẵn sàng đáp ứng cho kích thích co cơ. Cơ trơn thành động mạch nhạy cảm nhất với sự ức chế đó. Nicardipin có tác dụng chọn lọc đối với mạch vành hơn mạch ngoại biên và ít làm giảm lực co cơ tim hơn so với nifedipin. Nicardipin ít gây tác dụng phụ hơn nifedipin, ví dụ như hoa mắt, chóng mặt nhưng có hiệu quả tương đương chống đau thắt ngực. Khi tiêm tĩnh mạch hoặc uống nicardipin, huyết áp tâm thu và tâm trương giảm, đồng thời cung lượng tim tăng do giảm hậu gánh và tăng tần số tim, tăng phân số tống máu. Nicardipin cũng làm giảm loạn năng tâm trương của thất trái.

  • Tìm hiểu thêm về các bệnh tim mạch

Dược động học

Sau khi uống, nicardipin được hấp thu gần như hoàn toàn, sinh khả dụng 35% do chuyển hóa qua gan lần đầu. Liên kết với protein rất cao (trên 95%). Nửa đời theo 2 pha: Sớm từ 1,5 đến 4 giờ, cuối là 9,6 giờ. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương: Từ 30 phút đến 2 giờ (trung bình là 1 giờ). Thời gian đạt đỉnh tác dụng liều đơn là 1 – 2 giờ. Thời gian tác dụng kéo dài 8 giờ. Thuốc được đào thải qua thận 60% (dạng không biến đổi dưới 1%), qua mật và phân 35%.

Chỉ định

Cơn đau thắt ngực ổn định. Tăng huyết áp trung bình.

Chống chỉ định

Có tiền sử mẫn cảm với nicardipin.  Cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc cấp tính. Sốc tim. Hẹp van động mạch chủ giai đoạn muộn.

Thận trọng

Phải dùng thận trọng nicardipin trong các trường hợp sau:

  • Người nhồi máu não hoặc xuất huyết não (cần tránh làm hạ huyết áp). Suy tim sung huyết, đặc biệt ở người đang dùng đồng thời thuốc chẹn beta. Suy thận.
  • Phải giảm liều trong trường hợp suy gan hoặc giảm lưu lượng máu tới gan. Tránh dùng nicardipin trong vòng 1 tháng sau khi bị nhồi máu cơ tim.

Thời kỳ mang thai

Chưa có thông tin đầy đủ và kiểm tra tốt về việc dùng nicardipin cho người mang thai. Chỉ khi thật cần mới được dùng nicardipin cho người mang thai, vì có thể nguy hiểm cho bào thai.

Thời kỳ cho con bú

Nicardipin bài tiết vào sữa với nồng độ cao ở chuột thí nghiệm. Vì thuốc có khả năng gây các phản ứng có hại nghiêm trọng đối với trẻ bú mẹ, nên suốt thời kỳ cho con bú các bà mẹ được khuyến cáo không nên dùng thuốc.

  • Tìm hiểu thêm về các bệnh tim mạch

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Phản ứng có hại thường gặp nhất và thường dẫn tới phải ngừng thuốc là tác dụng trên tim mạch và thần kinh liên quan đến tác dụng giãn mạch của thuốc. Ðau thắt ngực nghịch lý có thể xảy ra khi bắt đầu điều trị và ở 1 số ít người bệnh, huyết áp giảm mạnh đã dẫn đến thiếu máu cục bộ ở não hoặc cơ tim hoặc mù nhất thời.

Thường gặp, ADR >1/100

Thần kinh trung ương: Nhức đầu, choáng váng, đỏ bừng mặt, ngủ gà. Tuần hoàn: Tụt huyết áp, hạ huyết áp. Tim mạch: Mạch nhanh, đau thắt ngực tăng thêm. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn. Da: Nổi ban, tăng tiết mồ hôi. Các phản ứng phụ khác: Ðái nhiều, phù bàn chân.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Thần kinh: Ngất, khó chịu, bồn chồn, mất ngủ, mộng lạ, giảm cảm giác. Tim mạch: Nhồi máu cơ tim. Tiêu hóa: Nôn, khó tiêu, ỉa chảy, táo bón, khô miệng, đau bụng. Da: Ðau cục bộ. Khác: Khó thở, đái nhiều, đái ra máu và đau.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Thần kinh trung ương: Chóng mặt, hoa mắt, lú lẫn, hồi hộp, lo âu. Tim mạch: Tai biến mạch máu não, thiếu máu não cục bộ, rối loạn chức năng nút xoang. Tiêu hóa: Rối loạn vị giác, viêm túi mật. Da: Ngứa. Khác: Viêm họng, viêm tuyến mang tai.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Vì nicardipin làm giảm sức cản của mạch ngoại biên và đôi khi gây giảm huyết áp quá mức, làm người bệnh khó chịu đựng, nên cần theo dõi huyết áp cẩn thận, đặc biệt là khi khởi đầu điều trị và khi xác định hoặc điều chỉnh tăng liều.

Với người suy tim sung huyết, việc xác định liều phải thận trọng, đặc biệt là trong trường hợp dùng cùng với thuốc chẹn beta – adrenergic.

Liều lượng và cách dùng

Liều uống nicardipin cho cả bệnh tăng huyết áp và đau thắt ngực:

  • Uống lúc đầu 10 – 20 mg, ngày 3 lần. Liều có thể tăng sau ít nhất 3 ngày cho tới hiệu quả mong muốn.
  • Liều thông thường 30 mg, ngày 3 lần (phạm vi trung bình: 60 120 mg mỗi ngày)
  • Ở người tăng huyết áp, có thể duy trì bằng liều 30 mg hoặc 40 mg, ngày uống 2 lần.

Ðối với người cao tuổi, không cần điều chỉnh liều, trừ khi có tổn thương thận.

Giảm liều và uống liều cách xa nhau hơn có thể cần đối với người có tổn thương gan.

Nicardipin có thể tiêm truyền tĩnh mạch chậm với dung dịch 0,1 mg/ml để điều trị ngắn tăng huyết áp. Truyền ban đầu với tốc độ 5 mg/giờ, khi cần có thể tới liều tối đa 15 mg/giờ và sau đó giảm tới 3 mg/giờ.

  • Tìm hiểu thêm về các bệnh tim mạch

Tương tác thuốc

Thuốc chẹn beta: Không có tương tác nào quan trọng giữa nicardipin với các thuốc chẹn beta như atenolol hoặc propranolol ở người khỏe mạnh, nhưng đáp ứng của người bệnh cần phải được kiểm tra.

Thuốc kháng histamin H2: Ranitidin chỉ tương tác tối thiểu với nicardipin, nhưng famotidin có thể làm giảm các phản ứng không có lợi cho hoạt động của tim. Cimetidin làm tăng nồng độ nicardipin trong huyết tương.

Cyclosporin: Nicardipin làm tăng nồng độ cyclosporin trong máu.

Các thuốc chống co giật như carbamazepin, phenytoin, và các barbiturat làm giảm tác dụng của nicardipin.

Rifampicin làm tăng chuyển hóa của nicardipin.

Ðộ ổn định và bảo quản

Nicardipin phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 40oC, tốt nhất là khoảng 15 – 25oC.

Quá liều và xử trí

Nicardipin là một dẫn chất dihydropyridin, có thể gây phù nghiêm trọng. Khi quá liều, có thể gây giãn mạch ngoại biên làm giảm huyết áp kèm theo mạch nhanh phản xạ. Có thể có nhịp tim chậm, hệ thống dẫn truyền tim chậm và suy tim sung huyết.

Xử trí:

Nếu giảm huyết áp triệu chứng: Truyền dịch tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch dopamin hoặc dobutamin, calci clorid, isoproterenol, metaraminol hoặc noradrenalin.

Nếu nhịp tim nhanh, tần số thất nhanh ở người bệnh có dẫn truyền xuôi trong rung – cuồng động nhĩ, và có đường dẫn truyền phụ với hội chứng Wolff – Parkinson – White hoặc Lown – Ganong – Levine: Sốc điện tim trực tiếp, lidocain tĩnh mạch hoặc procainamid tĩnh mạch.

Nếu nhịp tim chậm, ít có blốc nhĩ thất độ 2 hoặc 3, ở một số ít người bệnh tiến dần đến suy tim: Tiêm tĩnh mạch atropin, isoproterenol, noradrenalin, hoặc calci clorid hoặc dùng máy tạo nhịp tim điện tử.

  • Tìm hiểu thêm về các bệnh tim mạch
  • Chia sẻ

Sản phẩm nổi bật

viem-amidan-giai-phap
gel-da-nang-plasmakare-no5
xit-muoi-plasmakare
Thuốc và biệt dược
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất

Sản phẩm cùng nhóm bệnh

zestril-5mg

Zestril 5mg

verospiron

VEROSPIRON

verapamil

Verapamil – thuốc điều trị đau thắt ngực

Sản phẩm khác

loxen lp

LOXEN LP

NURIL 5 mg – 10 mg

thuoc-natalvit

NATALVIT – Vitamin hỗn hợp dành cho bà bầu

Tin mới nhất

Những hiểu biết về chứng bệnh bại não trẻ em

Những hiểu biết về chứng bệnh bại não trẻ em

Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em: Biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa

Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em: Biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa

Sử dụng thuốc hạ sốt nào an toàn cho phụ nữ mang thai

Sử dụng thuốc hạ sốt nào an toàn cho phụ nữ mang thai

Điều trị bệnh tắc lệ đạo

Điều trị bệnh tắc lệ đạo

Cồn, ôxy già: Mua dễ, dùng không dễ

Cồn, ôxy già: Mua dễ, dùng không dễ

Công dụng của sữa ong chúa tươi đối với sức khoẻ

Công dụng của sữa ong chúa tươi đối với sức khoẻ

Băng kinh – biến chứng nguy hiểm từ u xơ tử cung

Băng kinh – biến chứng nguy hiểm từ u xơ tử cung

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

5 điều cần nhớ khi sử dụng điện thoại trước khi ngủ

  • 5 thói quen không ngờ lại chính là nguyên nhân gây tổn hại đôi mắt của bạn
  • 5 thói quen giúp người trẻ tránh xa bệnh tim mạch
  • 5 món ăn để qua đêm dễ biến thành thuốc độc
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Những điều bí ẩn tuyệt vời về cơ thể con người

Những điều bí ẩn tuyệt vời về cơ thể con người

25/11/2023

7 dấu hiệu triệu chứng không nên bỏ qua cảnh báo bệnh nguy hiểm

7 dấu hiệu triệu chứng không nên bỏ qua cảnh báo bệnh nguy hiểm

13/11/2023

5 thói quen không ngờ lại chính là nguyên nhân gây tổn hại đôi mắt của bạn

5 thói quen không ngờ lại chính là nguyên nhân gây tổn hại đôi mắt của bạn

08/11/2023

Những biện pháp tránh thai áp dụng công nghệ mới

Những biện pháp tránh thai áp dụng công nghệ mới

07/11/2023

Giải mã hội chứng trí nhớ siêu phàm của con người

Giải mã hội chứng trí nhớ siêu phàm của con người

30/10/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi