Tên chung quốc tế: Phentolamine.
Loại thuốc: Thuốc phong bế alpha – adrenergic; thuốc chống tăng huyết áp.
Dạng thuốc và hàm lượng
Lọ để tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp, chứa phentolamin mesylat 5 mg, và mannitol 25 mg, dưới dạng đông khô, vô khuẩn.
Cơ chế tác dụng
Phentolamin, một dẫn chất imidazolin, là một thuốc đối kháng cạnh tranh alpha – adrenergic, có ái lực giống nhau với những thụ thể alpha1 và alpha2. Thuốc gây phong bế alpha – adrenergic trong thời gian tương đối ngắn. Thuốc cũng có tác dụng trực tiếp, nhưng ít rõ rệt hơn, tăng lực co cơ và tăng nhịp tim trên cơ tim và gây giãn mạch trên cơ trơn mạch.
Phentolamin cũng có thể phong bế những thụ thể với 5 – HT, và gây giải phóng histamin từ các dưỡng bào. Ngoài ra, phentolamin còn phong bế kênh K+. Phentolamin kích thích cơ trơn dạ dày – ruột, tác dụng này được đối kháng bởi atropin, và nó cũng làm tăng tiết acid dạ dày.
Phentolamin có tác dụng trong thời gian ngắn kiểm soát cơn tăng huyết áp và cũng làm giảm chứng giả tắc ruột ở người bệnh u tế bào ưa crôm; bệnh này có thể do tác dụng ức chế của catecholamin trên cơ trơn ruột.
Phentolamin có thể giúp ích trong điều trị những cơn tăng huyết áp sau khi ngừng đột ngột clonidin hoặc do ăn thức ăn chứa tyramin trong khi sử dụng những thuốc ức chế không chọn lọc monoamin oxydase. Thuốc cũng có hiệu lực khi dùng tại chỗ để dự phòng hoại tử da sau khi vô ý để thoát thuốc chủ vận alpha – adrenergic ra ngoài mạch.
Dược động học
Sau khi tiêm tĩnh mạch phentolamin, tác dụng xuất hiện ngay tức thì và kéo dài trong 15 – 30 phút. Khi tiêm bắp, tác dụng xuất hiện trong vòng 15 – 20 phút và kéo dài trong 30 – 45 phút. Phentolamin được chuyển hóa trong gan.
Phentolamin có nửa đời trong máu là 19 phút sau khi tiêm tĩnh mạch. Khoảng 13% của liều duy nhất tiêm tĩnh mạch xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng không thay đổi.
Chỉ định
Dự phòng hoặc kiểm soát những cơn tăng huyết áp có thể xảy ra ở người bệnh u tế bào ưa crôm, do stress hoặc do thao tác chuẩn bị trước phẫu thuật, cắt bỏ ngoại khoa, và để điều trị tăng huyết áp do có quá nhiều những amin có tác dụng giống thần kinh giao cảm.
Dùng tại chỗ để dự phòng hoặc điều trị hoại tử da và tróc da sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc thoát thuốc có tác dụng alpha – adrenergic ra ngoài mạch (norepinephrin, dopamin, epinephrin, dobutamin).
Chẩn đoán u tế bào ưa crôm bằng thử nghiệm phong bế phentolamin.
Chống chỉ định
Nhồi máu cơ tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim, thiểu năng động mạch vành, đau thắt ngực, hoặc biểu hiện khác gợi ý bệnh động mạch vành; xơ cứng động mạch não.
Suy thận.
Quá mẫn với phentolamin.
Thận trọng
Nhồi máu cơ tim, co thắt mạch não và tắc mạch não sau khi dùng phentolamin và thường kèm những cơn hạ huyết áp rõ rệt.
Tiêm truyền nhanh phentolamin có thể gây hạ huyết áp nặng.
Trong những xét nghiệm chọn lọc ở người bệnh tăng huyết áp, thấy rằng xét nghiệm phentolamin không chính xác và an toàn bằng xét nghiệm catecholamin trong nước tiểu. Không có thử nghiệm hóa học hoặc dược lý nào tuyệt đối chính xác trong chẩn đoán u tế bào ưa crôm.
Nhịp tim nhanh và loạn nhịp tim có thể xảy ra khi sử dụng phentolamin hoặc những thuốc phong bế alpha – adrenergic khác. Nếu có thể được, tạm ngừng sử dụng glycosid trợ tim cho tới khi nhịp tim trở lại bình thường.
Những nghiên cứu dài hạn về khả năng gây ung thư, về tính gây đột biến và khả năng sinh sản chưa được tiến hành với phentolamin.
Thời kỳ mang thai
Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kỹ lưỡng ở người mang thai. Vì vậy chỉ nên dùng phentolamin cho người mang thai khi lợi ích đem lại hơn hẳn nguy cơ có thể xảy ra cho thai.
Thời kỳ cho con bú
Chưa biết phentolamin có bài tiết vào sữa mẹ hay không, nên không thể loại trừ khả năng phentolamin có thể gây những tác dụng có hại nghiêm trọng ở trẻ nhỏ bú sữa mẹ. Vì vậy cần cân nhắc xem nên ngừng cho con bú để mẹ dùng thuốc hoặc ngừng dùng thuốc để cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Hạ huyết áp là ADR chủ yếu của phentolamin. Ngoài ra, kích thích tim do phản xạ có thể gây nhịp tim nhanh đáng lo ngại, loạn nhịp tim, và những triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim, gồm cả nhồi máu cơ tim. Sự kích thích dạ dày – ruột có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn và cơn cấp tính của loét dạ dày.
Thường gặp, ADR > 1/100
Thần kinh trung ương: Chóng mặt. Tim mạch: Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, nhịp tim nhanh phản xạ, đau thắt ngực, hạ huyết áp thế đứng, đỏ bừng mặt, ngất. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng. Thần kinh – cơ và xương: Yếu mệt. Hô hấp: Sung huyết mũi.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh trung ương: Nhức đầu dữ dội. Tim mạch: Nhồi máu cơ tim. Khác: Cơn cấp tính loét dạ dày.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Cần sử dụng phentolamin một cách đặc biệt thận trọng ở những người có bệnh động mạch vành, viêm dạ dày hoặc loét dạ dày, nhịp tim nhanh, hoặc có tiền sử về loạn nhịp tim.
Liều lượng và cách dùng
Dự phòng hoặc kiểm soát những cơn tăng huyết áp ở người bệnh có u tế bào ưa crôm
Ðể làm giảm sự tăng huyết áp trước khi phẫu thuật, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 5 mg phentolamin cho người lớn (0,05 – 0,1 mg/kg cho trẻ em), 1 hoặc 2 giờ trước khi phẫu thuật, và tiêm nhắc lại nếu cần.
Trong khi phẫu thuật, tiêm tĩnh mạch phentolamin (5 mg cho người lớn, 0,05 – 0,1 mg/kg cho trẻ em) như đã chỉ dẫn, để giúp dự phòng hoặc kiểm soát những cơn kịch phát tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, suy hô hấp, co giật, hoặc nhữ