Tên chung quốc tế: Prazosin.
Loại thuốc: Chống tăng huyết áp.
Dạng thuốc và hàm lượng:
Viên nang: 1 mg, 2 mg, 5 mg.
Cơ chế tác dụng
Prazosin, dẫn chất quinazolin là thuốc hạ huyết áp chẹn alpha 1. Tác dụng hạ huyết áp là do giãn tiểu động mạch, nhờ tác dụng chẹn thụ thể alpha sau synap làm giảm sức cản của mạch ngoại vi. Ngược với các thuốc có tác dụng giãn mạch khác, prazosin hiếm khi gây tăng nhịp tim. Prazosin ảnh hưởng tốt đến lipid huyết thanh, chủ yếu là giảm cholesterol toàn phần và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Ở người bệnh có suy tim sung huyết, các nghiên cứu về huyết động học cho thấy prazosin có tác dụng cả lúc nghỉ và lúc làm việc, làm giảm áp suất đổ vào thất trái, giảm lực cản của động mạch và tăng cung lượng tim. Dùng prazosin trong suy tim không gây tăng nhịp tim do phản xạ.
Prazosin làm giãn cơ trơn trong tuyến tiền liệt do đó làm tăng lưu lượng nước tiểu ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Prazosin không tác động đến dòng máu qua thận và chức năng thận.
Dược động học
Hấp thu: Có sự khác nhau trong từng cá thể và giữa các cá thể về tốc độ hấp thu và nồng độ trong huyết tương của prazosin. Khả dụng sinh học đường uống cũng khác nhau nhưng thông thường ở khoảng 60% (43 – 82%). Thức ăn trong dạ dày có thể làm chậm hấp thu thuốc nhưng không làm giảm mức hấp thu thuốc.
Sau khi uống, nồng độ trong huyết tương đạt tối đa sau 1 – 3 giờ. Nồng độ trong huyết tương thường không tương ứng với tác dụng điều trị. Nồng độ trong huyết tương sau khi uống 1 liều 5 mg đạt khoảng 0,01 – 0,075 microgam/ml. Huyết áp bắt đầu giảm sau khi uống trong vòng 2 giờ, giảm tối đa sau 2 – 4 giờ và tác dụng kéo dài 24 giờ. Với liều cố định, phải điều trị 4 – 6 tuần mới đạt hiệu quả đầy đủ.
Phân bố: Prazosin phân bố rộng khắp các mô, cao nhất ở phổi, động mạch vành, động mạch chủ, tim, thấp nhất ở não. Khoảng 97% thuốc trong huyết tương liên kết với protein. Không biết rõ thuốc có qua nhau thai hay không. Prazosin phân bố vào sữa với lượng nhỏ.
Thải trừ: Nửa đời của thuốc trong huyết tương sau khi uống là 2 – 4 giờ. Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm thấy rằng prazosin chuyển hóa chủ yếu ở gan, bằng cách khử methyl hóa. Thải trừ chủ yếu ở dạng chuyển hóa và một ít ở dạng ban đầu (5 – 11%). Bốn sản phẩm chuyển hóa của prazosin có tác dụng hạ huyết áp bằng 10 – 25% tác dụng hạ áp của prazosin. Khoảng 6 – 10% được đào thải qua nước tiểu, còn lại thải theo phân qua đường mật.
Tác dụng của thuốc chẹn alpha1 có thể so sánh với các thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu. Tác dụng của chúng lên lipid huyết tương là có lợi về mặt lý thuyết. Do vậy, thuốc chẹn alpha1 không được coi là thuốc hàng đầu trong điều trị hạ huyết áp.
Chỉ định
Tăng huyết áp: Prazosin là thuốc bổ trợ khi các thuốc chẹn bêta và lợi tiểu không đạt hiệu quả. Trong điều trị suy tim cũng có thể dùng thêm prazosin khi hiệu quả không đạt được tối ưu với digitalin và lợi tiểu.
Phì đại tuyến tiền liệt lành tính: Dùng trong thời kỳ chờ phẫu thuật.
Chống chỉ định
Không dùng cho suy tim do tắc nghẽn như hẹp động mạch chủ, hẹp van 2 lá. Ở người bệnh mẫn cảm với thuốc thuộc nhóm quinazolin.
Thận trọng
Khi dùng prazosin phối hợp với các thuốc lợi tiểu thiazid phải chú ý đến các chống chỉ định của các thuốc đó.
Cần thông báo cho người bệnh về khả năng thuốc có thể gây chóng mặt do tư thế đứng và hướng dẫn xử trí (nằm nghỉ). Thời gian mới điều trị, chú ý tránh tổn thương do bị ngất. Người vận hành máy, lái xe, cần được báo trước là có thể bị chóng mặt, hoa mắt hoặc choáng váng.
Khi dùng prazosin điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt trước hết phải chẩn đoán loại trừ ung thư và các bệnh khác có triệu chứng tương tự.
Khi dùng phối hợp prazosin với các thuốc hạ huyết áp khác cần theo dõi chặt chẽ để đề phòng biến chứng tụt huyết áp quá nhanh và quá mức.
Cần chú ý khi dùng prazosin cho người bệnh suy thận mạn có thể chỉ cần 1 liều nhỏ.
Thời kỳ mang thai
Thuốc đã dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác cho một số ít người mang thai để chữa tăng huyết áp nặng và chưa có thông báo về tai biến cho thai nhi. Tuy nhiên, do chưa có tài liệu nghiên cứu đầy đủ nên chỉ cho dùng khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú.
Do prazosin có phân bố một lượng nhỏ vào sữa cho nên cần thận trọng khi dùng cho người cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, ngủ gà, phù nề. Tuần hoàn: Ðánh trống ngực, hạ huyết áp thế đứng. Tiêu hóa: Buồn nôn, khô miệng. Hô hấp: Ngạt tắc mũi. Niệu sinh dục: Ðái không tự chủ Mắt: Lóa mắt.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Ngất, liệt dương. Tuần hoàn: Nhịp nhanh. Tiêu hóa: Ỉa chảy.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Hạ huyết áp tư thế có thể xảy ra nhưng thường chỉ thời gian đầu, và dùng liều cao. Các tác dụng phụ này giảm khi hạ liều. Chứng cương đau dương vật.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Phản ứng phụ có thể giảm trong quá trình tiếp tục điều trị hoặc khi giảm liều. Prazosin có thể gây ngất, mất ý thức đột ngột. Có thể cho dùng prazosin cùng với thức ăn, sẽ giảm tần số hạ huyết áp và choáng váng ở một số người bệnh.
Ngất có thể do tác dụng hạ huyết áp thế đứng quá mức và có thể được báo trước bởi một cơn tim đập nhanh 120 – 160 nhịp/phút.
Ngất thường xảy ra trong vòng 30 phút đến 2 giờ sau khi dùng liều prazosin đầu tiên, và đôi khi do dùng tăng nhanh liều lượng hoặc dùng với các thuốc hạ huyết áp khác cho người bệnh đang dùng prazosin liều cao.
Liều lượng và cách dùng
Ðiều trị tăng huyết &