Tìm hiểu về giấc ngủ và các giác quan của bé trong thời kỳ sơ sinh để có thể hiểu và chuẩn bị chăm sóc cho bé thật tốt.
Mục lục
Thời gian ngủ sâu của trẻ sơ sinh
Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ mà con người trải qua thời gian ngủ nhiều nhất trong cuộc đời, mỗi ngày trẻ ngủ 16 – 17 tiếng, chiếm 70% thời gian của mỗi ngày. Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh vào khoảng 45 phút. Chu kỳ này dài dần cùng với sự lớn lên của trẻ, người lớn vào khoảng 90 đến 120 phút.
Chu kỳ ngủ bao gồm ngủ sâu và ngủ không sâu. Trong thời kỳ trẻ mới sinh giấc ngủ không sâu chiếm ½ thời gian ngủ. Sau một thời gian, thời gian ngủ không sâu sẽ giảm dần đến khi trưởng thành chỉ còn chiến ¼ đến 1/5 tổng thời gian ngủ.
Khi ngủ sâu, trẻ mới sinh rất ít hoạt động, con ngươi không chuyển động, nhịp thở có quy tắc. Khi trẻ ngủ không sâu trẻ có nhiều động tác nuốt, khuôn mặt có nhiều biểu hiện, lúc cười, lúc nhăn nhó. Mắt tuy nhắm nhưng con ngươi cử động dưới mí mắt. Chân tay có nhiều cử động, lúc duỗi, lúc co. Đây là những biểu hiện của một giấc ngủ không sâu của bé, bố mẹ đừng nhầm tưởng đây là sự khó chịu của bé.
Khi mới sinh, quy luật giấc ngủ của bé chưa được hình thành. Vào buổi đêm cần cố gắng không ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bé. Thời gian cho ăn của bé vào buổi đêm cần được giảm dần để bé được ngủ nhiều hơn và sâu hơn, ngủ ít vào ban ngày để nhanh chóng hòa nhập với nhịp sinh hoạt của người lớn. Giấc ngủ buổi đêm là vô cùng quan trọng đối với cả mẹ và bé.
Tìm hiểu về giấc ngủ và các giác quan của bé trong thời kỳ sơ sinh
Vị giác và khứu giác của trẻ sơ sinh
Trẻ mới sinh có vị giác rất tốt, sau khi sinh ra bé đã có thể phân biệt rất tinh tế của các món ăn. Cho trẻ mới sinh ra uống nước đường có nồng độ đường khác nhau người ta phát hiện thấy nước có độ đường đậm hơn được bé mút nhanh hơn và nhiều hơn loại nước nhạt. Đối với các chất lỏng có vị mặn, chua, cay, đắng các bé cũng có phản ứng như cau mày, khó chịu hoặc khóc.
Thông thường chúng ta nghĩ rằng trẻ sơ sinh không có khả năng nhận biết được mùi vị. Nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể nhận biết được các mùi vị khác nhau thông qua việc nhịp tim của bé thay đổi và đồng thời trẻ có thể quay đầu về hướng có mùi đó.
Sự giao lưu giữa trẻ sơ sinh và người lớn
Tiếng khóc của trẻ chính là sự giao tiếp đầu tiên đối với bên ngoài, nhắc nhở sự tồn tại của trẻ. Tiếng khóc của trẻ cũng chứa đựng nhiều điều muốn nói với bạn. Tiếng khóc của trẻ sơ sinh bình thường thường vang, uyển chuyển, êm tai và do nhiều nguyên nhân như đói, khát, bị tè dầm, buồn ngủ…, tiếng khóc của trẻ lúc này để biểu đạt những nhu cầu khác nhau của trẻ. Tiếng khóc của trẻ bị bệnh thường cao, ngắn, gấp, khản giọng, tiếng khóc yếu.
Khi trẻ sơ sinh khóc, trẻ thường nín khóc khi được bế lên hoặc khi được bố mẹ nói chuyện. Như vậy tiếng khóc lúc này của trẻ thể hiện bé đang muốn được quan tâm hơn, giao lưu với bé.
Tìm hiểu về giấc ngủ và các giác quan của bé trong thời kỳ sơ sinh
Benh.vn