Hưởng ứng ngày Y Tế Thế Giới mùng 7 tháng 4, Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO đã kêu gọi thế giới hành động để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc lan tràn. Hàng năm, có hàng ngàn người chết vì tình trạng kháng thuốc ví dụ như như viêm gan, lao và gây khó chịu hoặc biến chứng ở các bệnh như gout.
Trước khi ông Alexander Fleming sáng chế ra chất penicillin, loại kháng sinh đầu tiên trên thế giới vào năm 1928, vô số người đã thiệt mạng chỉ vì những vết thương đơn giản và các bệnh nhiễm trùng. Chẳng hạn 18% số binh sĩ Mỹ đã chết vì bệnh sưng phổi trong Thế Chiến Thứ Nhất. Thế nhưng trong Thế Chiến Thứ 2, sau khi penicillin được tìm ra, chỉ có 1% bị chết vì bệnh này.
Bác sĩ Mario Raviglione – Giám đốc phòng chống lao của WHO gọi tình trạng kháng thuốc là một nguy cơ toàn cầu: “Nó giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm. Đây là thách thức lớn đối với việc chữa trị và kiểm soát những căn bệnh nhiễm trùng đã được chữa khỏi”
Việc khám phá và sử dụng thuốc chống vi trùng để trị các loại bệnh như cùi, lao, lậu và giang mai đã làm thay đổi chất lượng sống và giúp con người vượt qua được bệnh tật, nhưng hiện nay sự kháng thuốc đang đe dọa cuộc sống của con người. Dùng thuốc không đúng cách, không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc. WHO cảnh báo rằng thế giới đang có nguy cơ mất hết những cách chữa trị hiệu quả.
“Tóm lại, hiện tại, chúng ta vẫn chưa có giải pháp, chừng nào con người còn dựa vào thuốc kháng sinh và kháng khuẩn thì tình trạng kháng thuốc vẫn còn phát triển và đây là mối lo lớn của thế giới.” – Phụ tá Tổng Giám Đốc của WHO, bác sĩ Keiji Fukuda nói
WHO có một chương trình hành động gồm 6 bước để bảo toàn việc điều trị bằng thuốc, ví dụ lập những quy trình theo dõi để phát hiện tình trạng kháng thuốc. WHO còn khuyến cáo việc sử dụng thuốc phải phù hợp và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, các biện pháp phòng tránh và kiểm soát sự lây truyền các bệnh nhiễm trùng, nghiên cứu và phát triển những loại vắc xin mới, những loại thuốc trị các bệnh nhiễm trùng mới.