Tại buổi họp báo đêm 11-3-2020, rạng sáng ngày 12-3-2020, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã ra tuyên bố chính thức Đại dịch Coronavirus, cảnh báo các quốc gia trên thế giới đang không hành động đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus ra toàn cầu.
Mục lục
- 1 Thế nào là một Đại dịch?
- 2 WHO quyết định ban bố Đại dịch như thế nào?
- 3 Khi nào thì ban bố một Đại dịch?
- 4 Bây giờ WHO đã tuyên bố Đại dịch Covid-19, điều này sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với việc điều trị và phòng ngừa dịch bệnh này?
- 5 Một số thông tin nổi bật về diễn biến Đại dịch Covid-19 trên thế giới
Giám đốc WHO, Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebrevesus, nói rằng “Đại dịch” không phải là một từ được phép sử dụng một cách thiếu thận trọng, tuy nhiên, 4,291 người đã chết và hàng ngàn người đang phải đấu tranh với mạng sống của họ trong bệnh viện.
“Trong những ngày và những tuần sắp tới, chúng có thể sẽ phải thấy nhiều ca bệnh, nhiều cái chết và nhiều quốc gia bị nhiễm bệnh nữa gia tăng thậm chí nhanh chóng”, ông nói.
Thế nào là một Đại dịch?
Tuyên bố một Đại dịch không làm thay đổi tính chất của dịch bệnh, tuy nhiên điều đó thể hiện sự thay đổi trong mối quan ngại về tình hình lây lan của dịch bệnh này. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, một Đại dịch được tuyên bố khi một bệnh mới xuất hiện mà con người chưa có khả năng đề kháng bị lây lan trên thế giới ngoài dự đoán.
WHO quyết định ban bố Đại dịch như thế nào?
Các ca liên quan tới khách du lịch bị nhiễm từ nước ngoài sau đó trở về đất nước của họ, hoặc những người bị lây nhiễm từ các khách du lịch đó, được gọi là các ca đầu hệ, bệnh nhân số 0 (index case), không dẫn tới việc tuyên bố Đại dịch. Cần phải có đợt sóng thứ hai lây nhiễm từ người sang người trong cộng đồng.
Một khi Đại dịch được ban bố, có nghĩa là bệnh cuối cùng đã lây nhiễm trong cộng đồng và các chính phủ, hệ thống y tế cần phải đảm bảo được sự chuẩn bị cho điều đó.
Trong khi đó, một dịch bệnh, chỉ là một sự tăng đột biến số ca mắc bệnh tại một đất nước hoặc một cộng đồng nhất định.
Khi nào thì ban bố một Đại dịch?
Cuối cùng, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã phải ban bố Đại dịch. Không có ngưỡng nào cho việc ban bố này như số lượng người chết, số người nhiễm hoặc số lượng đất nước có nhiễm bệnh cần phải đủ mới ban bố. Ví dụ như dịch Sars được xác định năm 2003, đã không được WHO ban bố Đại dịch mặc dù có tới 26 quốc gia có bệnh. Tuy nhiên, mức độ lây nhiễm của Sars 2003 đã giảm nhanh chóng, chỉ một ít các nước bị lây nhiễm rõ rệt như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapor và Canada.
Nếu ban bố Đại dịch gây hoang mang toàn cầu, điều này có thể làm hỏng mất mục tiếu cố gắng nâng cao nhận thức của người dân. Rất nhiều bài viết đã đặt vấn đề về việc tuyên bố Đại dịch cúm A H1N1 hay còn gọi là Cúm lợn vào năm 2009 đã gây hoảng loạn không cần thiết, tạo áp lực lớn lên các khoa cấp cứu và khiến các chính phủ chi tiêu quá nhiều tiền cho các thuốc diệt virus ở thời điểm đó. Các triệu chứng của Coronavirus thường nhẹ và hầu hết mọi người có thể phục hồi trong vòng 06 ngày.
Bây giờ WHO đã tuyên bố Đại dịch Covid-19, điều này sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với việc điều trị và phòng ngừa dịch bệnh này?
WHO đã nhấn mạnh rằng việc sử dụng từ “Đại dịch” không phản ánh việc phải thay đổi lời khuyên gì về phòng ngừa và điều trị dịch bệnh nói trên. Tuyên bố Đại dịch vẫn hối thúc các quốc gia cần “phát hiện, xét nghiệm, điều trị, cách ly, tìm kiếm và huy động người dân.
Tiến sỹ Nathalie MacDermott, Giảng viên lâm sàng học thuật Viện nghiên cứu quốc sức khỏe quốc gia King’s College London, nói “Việc thay đổi tên gọi của dịch bệnh không làm thay đổi bất cứ phương án thực hành nào trên thế giới đã được khuyên trong một vài tuần trước để phòng ngừa một Đại dịch, mà mong muốn rằng mọi quốc gia sẽ ghi nhận một cách nghiêm túc.
“Tuy nhiên, việc ban bố Đại dịch đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của các quốc gia trên toàn thế giới trong việc hợp tác và cởi mở với các quốc gia khác nhằm đoàn kết thành một khối thống nhất vì nỗ lực chung nhằm kiểm soát dịch bệnh này”.
WHO cũng đã bổ sung thêm Iran và Italy là hai tiền tuyến chống lại loại virus được bắt đầu từ Trung Quốc này.
“Họ đang nguy cấp nhưng tôi cam đoan với bạn rằng các nước khác sẽ sớm ở trong tình thế đó”, Bác sỹ Mike Ryan, Giám đốc khẩn cấp của WHO phát biển.
Tại Italy, số người chết tăng lên tới 31% trong vòng 24 giờ đồng hồ, tới 827 người, chính phủ bắt đầu xem xét việc thắt chặn hạn chế hơn nữa cuộc sống hàng ngày của người dân và cống bố hàng tỷ Euro cứu trợ tài chính nhằm giảm bớt cú sốc kinh tế.
Tại Iran, cho tới nay là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực Trung Đông, phó tổng thống cấp cao và hai bộ trưởng nội các khác đã được thông báo là dương tính với Covid-19. Iran đã báo cáo về số lượng người chết tăng lên rõ rệt, từ 62 người chết lên tới 354 người chết, chỉ đứng sau Trung Quốc và Italy.
Đối với hầu hết mọi người thì Coronavirus chỉ gây các triệu chứng bệnh từ nhẹ tới trung bình, như sốt và ho. Tuy nhiên, với một số người, đặc biệt là người cao tuổi và những người đã mắc các bệnh lý khác, loại virus này có thể gây bệnh nặng hơn như Viêm phổi. Hơn 121,000 người đã bị nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới tính đến ngày 11-3-2020.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đã phục hồi. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, những người có triệu chứng nhẹ phục hồi trong khoảng 2 tuần, trong khi những người ốm nặng hơn có thể mất từ 3 tới 6 tuần để phục hồi.
Một số thông tin nổi bật về diễn biến Đại dịch Covid-19 trên thế giới
Trên thế giới hiện tại có hơn 100 quốc gia được báo cáo là có ca nhiễm bệnh, tổng cộng hơn 121,000 ca dương tính đã được xác nhận từ khi bệnh bùng phát tại Trung Quốc năm 2019, theo ghi nhận của đại học Johns Hopkins. Có tới 4,3000 người chết. Tình hình phát triển Đại dịch trên thế giới bao gồm:
- 15 nước cho đóng cửa hoàn toàn trường học, bao gồm Italy, nơi có số người chết vì Covid-19 cao thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc. Italy đã bắt đầu cách ly toàn bộ dân số 60 triệu dân vào thứ 3 tuần này.
- Jamaica đã công bố ca nhiễm bệnh đầu tiên, trở thành nước đầu tiên nói tiếng Anh tại vùng Caribe có người nhiễm Covid-19. Christopher Tufton cùng với Bộ Y tế của đất nước này, xác nhận bệnh nhân là phụ nữ Jamaica di chuyển về nước từ Vương quốc Anh. Hiện tại, cô đang được điều trị tại bệnh viện nước này.
- Tại Hà Quốc, chính quyền đã hi vọng rằng đợt bùng phát nghiêm trọng dịch Covid-19 đã giảm xuống, tuy nhiên, số ca nhiễm lại tăng đột biến trở lại vào thứ Tư, tăng tới 242 ca so với số ca tăng dưới 100 một ngày trước đó.
- Nhật Bản báo cáo về 59 ca mới vào ngày thứ Tư, đây là ngày tăng kỷ lục từ khi dịch bệnh bùng phát. Quốc gia này cũng bị buộc phải hoãn lại các lễ tưởng niệm lần thứ chín của thảm họa kép gồm Sóng thần, Động đất và vụ nổ hạt nhân Fukushima vào tháng 3 năm 2011.
- Ấn Độ đã báo cáo 60 ca nhiễm bệnh và 1 ca tử vong vì Covid-19.
- Số lượng bệnh nhân Coronavirus tại Vương Quốc Anh tăng từ 83 lên 456 chỉ trong 1 ngày, và số người chết lên tới 8 người.
- Các tiểu vương quốc Ả Rập thông báo hôm nay họ sẽ đóng cửa các rạp chiếu phim cho tới khi có những thông báo mới trong một nỗ lực nhằm làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Xem bài phát biểu của Tổng giám đốc WHO tại đây:
Theo theguardian.com