Làn da mỏng manh và sức đề kháng yếu khiến trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với rối loạn bên trong và những yếu tố từ môi trường bên ngoài, gây viêm da. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhận biết 6 bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất để biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Mục lục
Tổng hợp 6 bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh thường gặp
Bên cạnh hăm tã và rôm sảy, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da mủ và viêm da tiết bã là 4 bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất. Cụ thể:
Chàm sữa (viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh)
Chàm sữa hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, là bệnh viêm da phổ biến và lành tính. Chàm sữa khởi phát khi trẻ được 3 tuần tuổi và thường tự khỏi khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi.
Dấu hiệu của chàm sữa
- Da các vùng má, đầu, trán và cổ nổi các mảng đỏ da, sau đó là các mụn nước nông. Các mụn nước vỡ để lại vảy tiết màu vàng nhạt.
- Không có tổn thương ở vùng mặc tã lót.
- Trẻ ngứa dữ dội, khó chịu và hay gãi gây mỡ vụn nước.
- Trẻ quấy khóc và biếng ăn.
Nguyên nhân của chàm sữa:
- Di truyền: gia đình có người bị viêm da cơ địa
- Trẻ có cơ địa dị ứng, mắc các bệnh dị ứng khác
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh tự miễn, sau nhiễm virus,…
- Tác nhân từ môi trường: các dị nguyên gây dị ứng khi tiếp xúc, hóa chất, thời tiết khô hanh, trẻ tắm nhiều,…
Điều trị bệnh chàm sữa:
- Bôi kem dưỡng ẩm đầy đủ cho trẻ để giảm ngứa, làm dịu da, giảm nứt nẻ và tránh bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm,… Nên chọn kem dưỡng có thành phần lành tính như Cetaphil, Atopalm, Atopiclair, Ziaja,…
- Bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Corticoid (Hydrocortison, Eumovate,…), Kẽm Oxide, Nano bạc chuẩn hóa (gel PlasmaKare No5), kháng sinh (Fucidin-H),…
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ và vệ sinh khu vực nhà ở để giúp trẻ thoải mái, tránh bội nhiễm
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã, hay còn gọi là viêm da dầu ở trẻ sơ sinh còn gọi là bệnh cứt trâu, có tính mạn tính nhưng có thể tự khỏi sau 6 – 12 tháng mắc bệnh. Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường ít tái phát hơn.
Dấu hiệu của viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh:
- Xuất hiện vảy khô, vảy nhờn lan tỏa trên những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như đầu, trán, sau tai, mí mắt, ngực, mông và vùng chân mặc tã lót.
- Vảy màu vàng hoặc nâu nhạt, nâu đen.
- Ngứa và ửng đỏ quanh vùng da có vảy
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh:
- Vi khuẩn, vi nấm sống trên da, gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Di truyền: trẻ có người thân mắc viêm da dầu.
- Da trẻ bị khô do thời tiết hanh khô hoặc cha mẹ dùng sữa tắm có độ kiềm cao và không bôi kem dưỡng ẩm đầy đủ cho trẻ.
- Trẻ không được vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Điều trị bệnh viêm da tiết bã:
- Dùng các sản phẩm dầu khoáng, kem dưỡng ẩm, dầu gội dành riêng cho trẻ hàng ngày.
- Bôi thuốc trị viêm da tiết bã cho trẻ: Corticoid (Hydrocortison, Fluocinolon), Nano bạc chuẩn hóa (gel bôi PlasmaKare No5), thuốc chống nấm (Econazol, Ketoconazol,…)
- Các biện pháp tại nhà: Nước cốt chanh, dầu dừa, dầu oliu, nha đam, giấm táo loãng,…
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc thường khởi phát trên trẻ 6 – 12 tuần tuổi. Căn bệnh này xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sự phát triển của trẻ
Dấu hiệu của viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh:
- Da đỏ, nổi mề đay hoặc mụn nước lan tỏa và rất ngứa.
- Mụn nước dễ vỡ, chảy dịch, đóng vảy tiết và gây nguy cơ bội nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh:
- Tác nhân từ môi trường: hóa chất, sữa tắm, kem dưỡng ẩm, lông động vật, phấn hoa, kim loại,…
- Thời tiết: thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, nhất là những thời điểm giao mùa.
Điều trị bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh:
- Bôi thuốc chống dị ứng: Hydrocortison, Clobetason butyrat (Eumovate).
- Bôi thuốc giảm viêm, giảm ngứa: Nano bạc chuẩn hóa (gel bôi PlasmaKare No5).
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, loại bỏ các loại sữa tắm, kem dưỡng gây dị ứng.
- Dự trữ sẵn thuốc trong nhà để điều trị sớm, hạn chế tổn thương trên da trẻ.
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Viêm da mủ là bệnh lý nhiễm khuẩn da nguy hiểm trẻ sơ sinh có thể gặp phải do tụ cầu và liên cầu. Bệnh gặp sau nhiễm trùng vết thương hở hoặc bội nhiễm trong các bệnh viêm da khác. Ở trẻ sơ sinh, các thể viêm da mủ thường gặp là nhọt, chốc lây, chốc mép, viêm quầng và hăm kẽ.
Thể nhọt:
- Triệu chứng: Viêm ở nang lông, tạo thành u đỏ, cứng và nổi lên, sau đó mềm dần, hoại tử và tạo thành ngòi của nhọt. Nhọt thường vỡ sau 7 – 10 ngày và lành dần. Nhọt khiến trẻ rất đau.
- Nguyên nhân: Tụ cầu vàng có độc tố cao.
- Điều trị: Chấm cồn iod sát khuẩn trên nốt nhọt cho trẻ. Nặn ngòi khi nhọt vỡ, chấm dung dịch sát khuẩn (Povidon Iod, Xanh methylen, hoặc bôi kháng sinh (Acid Fusidic, Mupirocin, Bactroban,…)
Thể chốc lây:
- Triệu chứng: Mọc rải rác toàn thân, phổ biến ở đầu hoặc mặt trẻ các phỏng nước hình tròn, có quầng đỏ xung quanh. Phỏng nước đục dần, tạo mủ rồi hình thành vảy tiết vàng, trợt đỏ. Khi bong vảy, da dát hồng, nhẵn, không sẹo.
- Nguyên nhân: Liên cầu.
- Điều trị: Chốc lây có nhiều vảy cần rửa bằng nước muối sinh lý, bôi kháng sinh (Mupirocin, Fucidin). Nếu phỏng có mủ, dùng kim chọc mủ, sau đó sát khuẩn và bôi kháng sinh. Ngoài ra, trẻ bị sốt và nổi hạch có thể cần dùng thêm kháng sinh đường toàn thân theo chỉ định của bác sĩ.
Thể hăm kẽ:
- Triệu chứng: Hăm đỏ, trợt da và chảy dịch hoặc mủ ở các nếp cổ, sau tai, bẹn hoặc kẽ mông của trẻ.
- Nguyên nhân: Liên cầu.
- Điều trị: Rửa bằng dung dịch sát khuẩn, sau đó bôi thuốc sát khuẩn cho trẻ như Jarish, Xanh methylen, nano bạc sát khuẩn (gel bôi PlasmaKare no5),…
Thể chốc mép:
- Triệu chứng; Mép của trẻ đau rát, nứt nẻ, da trợt và rớm dịch, dễ chảy máu và có thể đóng vảy vàng.
- Nguyên nhân: Liên cầu.
- Điều trị: Vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn và bôi thuốc (Nitrat bạc, Neomycin, Acid Fusidic, Bactroban).
Thể viêm quầng:
- Triệu chứng: Trẻ sốt cao đột ngột, nôn mửa. Da trẻ xuất hiện các mảng phù nền đỏ, cứng và nổi cao, giữa các mảng là phỏng nước hoặc các vết loét hoại tử. Viêm quầng có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn toàn thân rất nguy hiểm cho trẻ.
- Nguyên nhân: Liên cầu.
- Điều trị: Cha mẹ cần đưa trẻ đi tới các cơ sở y tế ngay để được điều trị sớm bằng kháng sinh đường toàn thân.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh
Hăm tã là tình trạng da liễu rất phổ biến ở trẻ sơ sinh đang quấn tã. Hăm tã dễ điều trị và lành tính, ít kéo dài và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Dấu hiệu hăm tã:
- Da tấy đỏ, đau rát, nổi mẩn đỏ hoặc trợt da ở những vùng trẻ quấn tã như mông, đùi, bộ phận sinh dục.
- Hăm tã nặng: loét, chảy máu, thậm chí chảy mủ.
Nguyên nhân gây hăm tã:
- Đóng tã khi da trẻ còn ẩm ướt hoặc đóng tã quá lâu, quấn tã cho trẻ quá chặt
- Tã quá bí hoặc trẻ bị kích ứng với chất liệu tã
- Trẻ bị tiêu chảy gần đây
- Trẻ bị nhiễm nấm/nhiễm khuẩn da
Điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh: Chủ yếu là hạn chế các nguyên nhân gây hăm tã kể trên kết hợp với
- Bôi thuốc và kem dưỡng trị hăm tã: kem dưỡng (Bubchen, Bepanthen, Sudocrem, Cetaphil,…), thuốc bôi Corticoid (Clobetason butyrat, Hydrocortison), nano bạc chuẩn hóa chống viêm (gel bôi PlasmaKare No5)
- Các mẹo dân gian, bôi dầu dừa, lô hội, tắm lá trà xanh, trầu không hoặc lá khế.
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Tương tụ hăm tã, rôm sảy ở trẻ sơ sinh là bệnh lành tính và có thể gặp ở mọi trẻ. Rôm sảy có thể tự khỏi, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý cải thiện bệnh sớm cho con.
Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh:
- Nổi mẩn đỏ hình tròn, lấm tấm, sau đó mọc mụn nước nhỏ.
- Da bị rôm sảy ngứa, nóng rát.
- Các nốt mẩn và mụn nước có thể mọc khắp người trẻ, nhiều nhất ở cổ, ngực, trán, lưng và đáy quần.
Nguyên nhân rôm sảy:
- Ống dẫn của tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh
- Trẻ đổ mồ hôi nhiều do môi trường sống bí bách, thời tiết nóng bức hoặc mặc quá nhiều quần áo, quấn tã lót dày, trẻ bị sốt.
- Da trẻ không được vệ sinh sạch gây bít tắc ống dẫn mồ hôi.
Điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh:
- Vệ sinh da trẻ sạch sẽ, làm khô mát và thông thoáng da trẻ bằng cách tắm rửa sạch sẽ, dọn dẹp nhà cửa, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và ngồi dưới quạt, điều hòa.
- Bôi thuốc và kem trị rôm sảy: gel PlasmaKare no5, kem bôi Bepanthen, kem bôi rau má Yoosun, Kem bôi Aderma, thuốc bôi da Hydrocortison.
- Tắm cho trẻ bằng các loại lá quen thuộc như chè xanh, lá khế, ổi, lá tía tô,…
Cách phòng ngừa các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh, cách tốt nhất là cha mẹ phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và tạo không gian sống lành mạnh, thoáng mát. Cụ thể, cha mẹ nên:
- Làm sạch da và da đầu cho trẻ bằng sữa tắm, dầu gội lành tính, pH không kiềm và dịu nhẹ với da trẻ.
- Dưỡng ẩm da cho trẻ đầy đủ với các loại kem dưỡng có kết cấu mịn màng, dễ thấm, dễ rửa trôi và có thành phần an toàn.
- Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu mềm mịn, thoáng mát như cotton. Thay quần áo thường xuyên cho trẻ khi thời tiết nóng bức.
- Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.
- Chọn mua tã có độ dày phù hợp, chất liệu thoáng khí và chú ý thay tã thường xuyên cho trẻ.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để trẻ nhận được miễn dịch thụ động hiệu quả từ mẹ.
- Vệ sinh môi trường nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, lắp đặt các hệ thống thông gió, quạt mát và điều hòa hợp lý.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng da đến từ môi trường như khói bụi, hóa chất, lông động vật,….
- Đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
- Hạn chế để trẻ gãi bằng găng tay, tất chân.
- Chú ý vệ sinh ngay các vết xây xước trên da trẻ bằng nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn.
Trên đây là tổng hợp thông tin về 6 bệnh viêm da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho cha mẹ trong phòng ngừa và điều trị các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh, giúp trẻ phát triển lành mạnh.