Đối với cơ thể, cồn chứa trong rượu hay bia đều được xem là chất độc. Khi uống rượu hay bia, tức là gan của chúng ta phải làm việc cật lực để giải độc và cơ thể cũng phải thích ứng với độc chất là cồn…
Uống bia hay rượu cũng đều độc cả.
Sự khác nhau giữa bia và rượu
Trên thực tế, rượu và bia khác nhau ở chỗ chứa nồng độ cồn khác nhau. Chất làm người ta say xỉn chứa trong rượu và cả trong bia là ethanol, tức cồn ethylic. Rượu chứa cồn độ cao như rượu đế hay Whiskey chứa tới 40% cồn hoặc hơn, trong khi bia chứa cồn độ thấp, chỉ khoảng 2-4%.
Bởi chứa cồn thấp nên người ta dễ hiểu lầm uống bia nhiều sẽ chẳng việc gì. Thế nhưng, uống bia quá nhiều cũng không tốt, chúng ta cần phải nhìn nhận bia là mối họa tiềm ẩn chứ không phải một thức uống lành mạnh.Đối với cơ thể, cồn chứa trong rượu hay bia đều được xem là chất độc. Khi uống rượu hay bia, gan của chúng ta phải làm việc cật lực để giải độc và cơ thể phải thích ứng với độc chất là cồn. Chỉ cần uống rượu, bia sau vài phút là đã có một lượng cồn hấp thu qua dạ dày, ruột để vào máu, sau khi uống 1 giờ thì nồng độ cồn trong máu lên đến cực đại. Khi ấy, nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng gây độc từ cồn…
Liều lượng gây ngộ độc
Chất cồn trong bia, rượu có thể gây ngộ độc tùy vào lượng nạp vào cơ thể và thể trạng mỗi người.Khi uống rượu, nồng độ rượu trong máu tăng lên dẫn đến ngộ độc ở mức độ nhẹ đến nặng. Thông thường, nồng độ rượu trong máu là 0,1% là đã say và ngộ độc nhẹ, từ 0,2% – 0,4% là say nặng, khi nồng độ lên đến 0,5% là người uống rượu sẽ tử vong do ngộ độc cấp. Lượng rượu, bia nạp vào cơ thể sẽ gây ngộ độc từ nhẹ đến nặng tùy theo thể trạng từng người. Có người uống rượu nhiều mới say nhưng có người uống chỉ 1 ly bia là đã xỉn.
An Nguyên – Benh.vn