Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng của cơ thể là một phần không thể thiếu với cơ thể. Tuy nhiên nếu chúng ta uống quá nhiều, uống không đúng cách thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe
Mục lục
Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng của cơ thể và phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp… Do đó, con người có thể chịu đựng đói ăn trong vài tháng nhưng thiếu nước trong vài ngày là đã có nhiều nguy cơ tử vong…Tuy nhiên theo quy luật, cái gì quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Uống nước cũng vậy, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến đổ mồ hôi thậm chí ngộ độc nước…
Tử vong vì ngộ độc nước
Năm 2008, bà Jacqueline Henson 40 tuổi đã tử vong vì ngộ độc nước sau khi uống 4 lít nước trong khoảng 2 giờ đồng hồ theo một chương trình giảm cân nghiêm ngặt. Nói về vấn đề trên, các chuyên gia cho biết việc uống một lượng lớn nước trong thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận khiến nồng độ muối trong máu giảm, gây đau đầu hoặc ngộ độc nước.
Tiến sĩ Frankie Phillips tại Hiệp hội Dinh dưỡng Anh cho biết “Nếu chúng ta uống rất nhiều nước trong một thời gian rất ngắn, thận không thể loại bỏ các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể chúng ta đủ nhanh, và máu trở nên loãng, kèm nồng độ muối rất thấp”. Qua đó, ông David Wheeler giáo sư về thận và là phát ngôn viên của Viện Nghiên cứu thận của Anh cho biết: “Bạn thực sự không cần phải uống nước để giữ cho cơ thể ngậm nước và thận hoạt động. Chất lỏng chỉ cần uống chừng mực đến độ mà cơ thể cần”.
Mất ngủ do đi vệ sinh vào ban đêm
Uống nhiều nước, đặc biệt là uống vào buổi tối còn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nguyên nhân do khi chúng ta ngủ, não sẽ giải phóng ADH loại hoóc môn chống lợi niệu, làm chậm chức năng thận và ngăn chúng ta cảm thấy cần phải đi tiểu trong đêm. Tuy nhiên, uống nhiều nước sẽ gây tác hại ngược lại.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế uống nước vào buổi tối (không uống hơn hai ly nước trước khi đi ngủ 3 giờ) vì chất lỏng dư thừa ảnh hưởng lên ADH, làm đầy bàng quang khiến chúng ta phải đi vệ sinh và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Uống nhiều nước gây đổ mồ hôi
Ở chiều hướng nhẹ hơn, uống nhiều nước sẽ dẫn đến đổ mồ hôi. Giáo sư Mark Whiteley, bác sĩ phẫu thuật mạch máu và nhà sáng lập Viện lâm sàng Whiteley Clinic tại London (Anh), chuyên gia hàng đầu về điều trị tăng tiết mồ hôi cho biết uống quá nhiều nước có liên quan đến đổ mồ hôi mà nhiều người mắc phải.
Cụ thể mỗi năm, có hàng trăm bệnh nhân đến viện để cân nhắc về việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi và nhiều trường hợp nguyên nhân xuất phát từ việc họ uống quá nhiều nước. Bác sĩ Mark Whiteley giải thích “Chúng ta thường nghe quảng cáo phải uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Thật ra thông tin này không chính xác về mặt y khoa. Nếu là người quan tâm đến sức khỏe, thì trong 24 giờ, bạn nên uống 1,5 lít nước.
Nếu uống quá nhiều nước, thận phải làm việc khó khăn để bài tiết nước tiểu, phải đổ mồ hôi nhiều hơn và càng đổ mồ hôi nhiều lại càng phải uống nhiều nước. Đó là lí do tôi luôn hỏi bệnh nhân câu đầu tiên là mỗi ngày bạn uống bao nhiêu nước”.
Lời kết
Theo khuyến cáo của cơ quan sức khỏe quốc gia Anh – NHS, phụ nữ trưởng thành cần khoảng 1,6 lít chất lỏng/một ngày, còn nam giới cần khoảng 2 lít/một ngày để giữ cho cơ thể làm việc hiệu quả. Trong đó, chất lỏng bao gồm nước tinh khiết, trà, cà phê, sữa, các loại nước ép trái cây, nước có trong các loại thực phẩm như trái cây và rau quả…tuy nhiên tùy thuộc vào thời tiết, sự vận động của mỗi người có thể là uống ít hoặc nhiều nước hơn người khác.
Do đó, cách tốt nhất để biết chúng ta cần uống nước là thấy khát thì uống hoặc dựa vào màu sắc của nước tiểu. Khi nước tiểu có màu rơm sáng báo hiệu lượng nước vừa đủ, nước tiểu có màu tối có nghĩa là đang bị mất, nước tiểu có màu nhạt hoặc gần như trong hoàn toàn là uống quá nhiều nước cần bớt đi một chút để bảo toàn sức khỏe.
Tổng hợp