Kết hợp vắc xin COVID-19 được đề xuất ở một số quốc gia, tuy nhiên độ an toàn như thế nào và hệ miễn dịch của chúng ta phản ứng ra sao với sự kết hợp này?
Mục lục
Sử dụng kết hợp vắc xin Covid-19 có an toàn không?
Hiện nay vắc xin COVID-19 đang được triển khai, một vài quốc gia bắt đầu nghĩ tới việc kết hợp các chế phẩm vắc xin, tức là mũi đầu tiên tiêm một loại vắc xin, mũi thứ hai lại tiêm loại vắc xin khác vào một vài tuần sau đó.
Kết hợp vắc xin có thể là một ý tưởng tốt vì nhiều lý do. Tình trạng nghẽn tắc nguồn cung dẫn tới thiếu hụt vắc xin ở nhiều quốc gia, do đó có thể kết hợp các loại vắc xin từ nhiều nhà cung cấp khác nhau sẽ giúp làm giảm áp lực của việc cung cấp vắc xin. Hơn nữa, có một số bằng chứng ban đầu cho thấy kết hợp vắc xin có tiềm năng giúp thúc đẩy miễn dịch mạn hơn so với việc sử dụng 1 mũi tiêm của cùng 1 loại vắc xin. Một số quốc gia dự kiến sẽ phối hợp vắc xin vì thiếu hụt nguồn cung hoặc lo ngại các tác dụng phụ của một vài loại vắc xin.
AstraZeneca đang thử nghiệm sử dụng liều vắc xin đầu tiên của AstraZeneca và liều thứ hai là Ad26 Sputnik
Sử dụng kết hợp vắc xin nghe có vẻ không bình thường, tuy nhiên với các nhà miễn dịch học thì nó không phải thứ gì quá mới mẻ. Các nhà nghiên cứu HIV có một thười gian dài khám phá ra điều này khi nghiên cứu về vắc xin HIV. Bởi vì, để bảo vệ cơ thể trước virus HIV đòi hỏi phản ứng miễn dịch phức tạp, mà điều này gần như không thể đạt được chỉ với 1 loại vắc xin. Mặc dù chúng ta vẫn chưa có loại vắc xin HIV/AIDS hiệu quả nào, nhưng vào 2012 loại hiệu quả nhất được phát triển cho tới bây giờ là kết hợp của nhiều loại vắc xin khác nhau.
Vắc xin Ebola được phát triển bởi J&J là một ví dụ về chế phẩm vắc xin kết hợp hiệu quả được sử dụng hiện nay. Nó được sử dụng để cung cấp miễn dịch dài hạn. Liều vắc xin đầu tiên sử dụng vector adenovirus giống như vắc xin AstraZeneca, và liều vắc xin thứ hai là một phiên bản biến đổi của virus thủy đậu được gọi là Vắc xin virus Ankara biến đổi (MVA).
Kết hợp vắc xin để tăng cường hệ thống miễn dịch
Đầu năm 2021, nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca để ý sự kết hợp giữa mũi tiêm đầu tiên vắc AstraZeneca với mũi tiêm thứ hai là vắc xin Sputnik V của Nga. Cả hai loại vắc xin đều sử dụng adenovirus (một tác nhân gây cảm lạnh thông thường) làm hệ vận chuyển kháng thể SARS-CoV-2 vào cơ thể và các tế bào; tuy nhiên với cách làm này thì hệ miễn dịch của chúng ta không chỉ có khả năng chống COVID-19 mà còn có khả năng đáp ứng với adenovirus loại được sử dụng làm phương tiện. Điều này có nghĩa là sau mũi tiêm thứ 2, cơ thể chúng ta có thể có kháng thể chống lại thành phần adenovirus làm trung hòa vắc xin, khiến cho mũi tiêm thứ hai kém hiệu quả đi.
Vắc xin Sputnik V dường như tránh được điều này nhờ sử dụng hai loại adenovirus khác nhau trong mỗi liều là Ad5 và Ad26. AstraZeneca hiện nay đang thử nghiệm sử dụng liều vắc xin đầu tiên của hãng kết hợp với liều vắc xin thứ hai Ad26 Sputnik của Nga xem có hiệu quả hay không.
Còn việc sử dụng hai loại vắc xin hoàn toàn khác nhau như vắc xin dùng vector adenovirus như của AstraZeneca với vắc xin mRNA của Pfizer-BioNTech ở liều thứ hai thì sẽ ra sao? Tháng trước, nghiên cứu CombivacS ở Tây Ban Nha thấy rằng những người sử dụng liều vắc xin đầu tiên của AstraZeneca và sau đó dùng liều thứ 2 là vắc xin Pfizer dường như có đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với việc dùng hai liều vắc xin AstraZeneca.
Bên cạnh các tác động tích cực tiềm năng khác tới hệ thống miễn dịch, điểm cộng khác của việc kết hợp 2 vắc xin kể trên có thể là giúp tránh nguy cơ vắc xin bị giảm hiệu lực khi đối mặt với biến thể virus mới. Khi virus đột biến, phần trên virus mà vắc xin tác động có thể thay đổi, điều đó làm vắc xin kém hiệu quả đi. Tuy nhiê nếu hai loại vắc xin tác động tới các phần khác nhau trên virus thì hệ thống miễn dịch của chúng ta có thêm vũ khí để chống lại virus khi nó thay đổi.
Lưu ý về tác dụng phụ khi kết hợp vắc xin Covid-19
Mặc dù đã có tiền lệ về sử dụng kết hợp nhiều loại vắc xin tiêm cho người và có những bằng chứng khoa học về việc đó, nhưng mRNA vắc xin mới chỉ lần đầu tiên được sử dụng cho COVID-19. Điều này có nghĩa là chưa có ghi nhận theo dõi nào về vấn đề sẽ xảy ra khi sử dụng kết hợp vắc xin mRNA với vắc xin adenovirus. Đây là lý do tại sao các nhà nghiên cứu kêu gọi thêm các nghiên cứu thận trọng hơn về việc kết hợp vắc xin, đặc biệt chú ý tới không chỉ khả năng tăng cường miễn dịch mà còn tới các tác động phụ tiềm tàng nữa.
Đầu tháng này, Thử nghiệm Nhóm Vắc xin Oxford Com-Cov đã phân tích những sự kết hợp khác nhau để thử đáp ứng miễn dịch. Họ thấy rằng những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca mũi đầu tiên sau đó tiêm vắc xin Pfizer, hoặc ngược lại, đều có thêm “tính phản ứng”, ví dụ như tác dụng phụ gây sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ và đau khớp so với những người tiêm hai mũi cùng 1 loại.
Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng không có bất kỳ ai trong nhóm đã sử dụng kết hợp 2 loại vắc xin đó cần nhập viện vì các triệu chứng khá ngắn, tuy nhiên bổ sung rằng dữ liệu này là từ những người trên 50 tuổi, các triệu chứng khi kết hợp vắc xin có thể nặng hơn với người trẻ hơn. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục phân tích về sự kết hợp giữa vắc xin AstraZeneca, Moderna hoặc Novavax.
Các quốc gia cân nhắc chiến lược kết hợp vắc xin Covid-19
Số các quốc gia cân nhắc chiến lược sử dụng kết hợp vắc xin COVID-19 (mix and match) ngày càng tăng lên trong bối cảnh nguồn cung vắc xin không liên tục và các lo ngại về vấn đề an toàn có thể ảnh hưởng tới chiến dịch tiêm chủng.
Một số nghiên cứu để thử nghiệm hiệu quả của việc kết hợp vắc xin COVID-19 vẫn đang được tiến hành.
Sau đây là một số quốc gia đang cân nhắc hoặc đã quyết định sẽ áp dụng phương án “kết hợp sử dụng” (mix and match) vắc xin COVID-19.
BAHRAIN
Bahrain đã phát biểu vào ngày 4 tháng 6 năm nay rằng các ứng viên đủ điều kiện có thể tiêm mũi bổ sung là vắc xin Pfizer hoặc Sinopharm, bất kể mũi tiêm đầu tiên là thuộc hãng gì.
CANADA
Ủy ban tư vấn tiêm chủng Quốc Gia Canada đã phát biểu vào ngày 1/6 rằng những người đã tiêm mũi vắc xin đầu tiên của AstraZeneca có thể lựa chọn tiêm mũi thứ hai loại loại vắc xin khác. Thông báo cũng bổ sung rằng vắc xin của Pfizer và Moderna có thể được sử dụng thay thế cho nhau.
Trung Quốc
Các nhà ngheien cứu Trung Quốc tháng 4 đã thử nghiệm kết hợp các loại vắc xin sản xuất bởi CanSino Biologics, và một đơn vị thuộc Chongqing Zhifei Biological Products, theo như dữ liệu đăng ký thử nghiệm lâm sàng cho biết.
Phần Lan
Viện Y tế và Phúc lợi Phần Lan phát biểu vào ngày 14 tháng 4 rằng những người đã tiêm mũi đầu tiên vắc xin AstraZeneca mà dưới 65 tuổi có thể tiêm một mũi thứ hai của hãng khác.
Pháp
Tháng 4 vừa rồi, Cơ quan tư vấn sức khỏe hàng đầu của Pháp khuyến cáo rằng những người dưới 55 tuổi đã tiêm vắc xin AstraZeneca cho mũi đầu và nên sử dụng mũi tiêm thứ hai với một loại vắc xin mRNA, mặc dù việc kết hợp sử dụng vắc xin vẫn chưa được chứng minh trên thử nghiệm.
Na Uy
Na Uy cho biết vào ngày 23 tháng 4 sẽ cho những người đã tiêm mũi đầu tiên là vắc-xin AstraZeneca được tiêm vắc-xin mRNA cho liều thứ hai.
Nga
Nga có thể bắt đầu thử nghiệm kết hợp vắc-xin COVID-19 Sputnik V trong nước và liều thứ hai là vắc xin Trung Quốc tại các nước Ả Rập, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Quỹ tài sản có chủ quyền RDIF của Nga cho biết hôm 4/6.
RDIF cũng cho rằng không có tác dụng bất lợi nào được tìm thấy trong các thử nghiệm lâm sàng kết hợp vắc xin COVID-19 bằng cách sử dụng mũi tiêm AstraZeneca và Sputnik V, Interfax đưa tin.
Hàn Quốc
Hàn Quốc vào ngày 20 tháng 5 cho biết sẽ tiến hành một thử nghiệm sử dụng kết hợp các liều vắc xin của AstraZeneca với các loại vắc xin phát triển bởi Pfizer và các nhà sản xuất thuốc khác.
Tây Ban Nha
Bộ trưởng Bộ Y tế Carolina Darias ngày 19/5 cho biết Tây Ban Nha sẽ cho phép những người dưới 60 tuổi được tiêm mũi AstraZeneca đầu tiên, được tiêm mũi vắc xin thứ hai là của AstraZeneca hoặc Pfizer, sau khi có kết quả sơ bộ của một nghiên cứu do Viện Y tế Carlos III do nhà nước hỗ trợ.
Thụy Điển
Cơ quan y tế Thụy Điển ngày 20/4 cho biết những người dưới 65 tuổi đã tiêm một mũi vắc-xin AstraZeneca sẽ được tiêm một loại vắc-xin khác cho liều thứ hai.
Các tiểu vương quốc Ả Rập
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain đã chuẩn bị sẵn vắc-xin Pfizer / BioNTech PFE.N, BNTX.O đủ cho cả các mũi tiêm nhắc lại cho những người được chủng ngừa ban đầu bằng vắc-xin do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển.
Một đại diện của Mubadala Health, một phần của quỹ nhà nước, cho biết loại vắc-xin khác có thể được cung cấp như một mũi tiêm nhắc lại nhưng quyết định này là do người được tiêm lựa chọn và các chuyên gia y tế không đưa ra khuyến nghị.
Vương quốc Anh
Novavax (NVAX.O) cho biết vào ngày 21 tháng 5 họ sẽ tham gia vào một cuộc thử nghiệm sử dụng kết hợp vắc xin để kiểm tra hiệu quả việc sử dụng liều vắc xin bổ sung từ nhà sản xuất khác ở mũi tiêm thứ hai. Thử nghiệm sẽ bắt đầu vào tháng 6 tại Vương quốc Anh.
Những phát hiện đầu tiên của một nghiên cứu do Đại học Oxford dẫn đầu được công bố vào ngày 12 tháng 5 chỉ ra rằng những người được tiêm vắc-xin Pfizer sau đó là một liều AstraZeneca, hoặc ngược lại, có nhiều báo cáo về triệu chứng sau tiêm vắc xin từ nhẹ tới trung bình hơn so với việc tiêm 2 mũi vắc xin cùng loại.
Hoa Kỳ
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho biết vào ngày 1 tháng 6 rằng họ đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên những người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của một mũi tiêm nhắc lại một loại vắc xin khác.