Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể, có khả năng tái tạo kỳ diệu. Vai trò của lá gan có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống của con người. Những vai trò đó là gì, và lá gan hoạt động như thế nào để thực hiện vai trò đó. Cùng benh.vn tìm hiểu ngay.
Mục lục
- 1 Bạn đã biết gì về lá gan của mình
- 2 Vai trò của lá gan đối với cơ thể
- 2.1 1. Biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển
- 2.2 2. Chuyển hóa các thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hóa
- 2.3 3. Chức năng giải độc
- 2.4 4. Vai trò của gan trong tổng hợp, dự trữ các chất đông máu và chống đông máu
- 2.5 5. Vai trò của lá gan trong tạo máu và dự trữ máu
- 2.6 6. Chức năng tạo mật là vai trò quan trọng của lá gan
- 3 Để đảm bảo vai trò của lá gan, hãy cải thiện chức năng gan thường xuyên
- 4 Kết luận:
Bạn đã biết gì về lá gan của mình
Gan là tạng lớn nhất, đồng thời cũng là tuyến tiêu hoá lớn nhất trong cơ thể. Nó chiếm khoảng 5% trọng lượng của bạn với khối lượng chừng 1,2 -1,6 kg. Lá gan có thể chất mềm, màu đỏ sẫm, bề mặt nhẵn bóng, đồng nhất. Vị trí lá gan nằm trong ổ bụng, ngay dưới cơ hoành. Gan nằm bên phải dạ dày và tạo nên giường túi mật.
Gan là một trong số ít tạng có khả năng phục hồi nhu mô bị mất. Nếu khối lượng gan bị mất dưới 25% (khoảng 1/4 lá gan), tạng này vẫn có thể khôi phục hồi toàn, Đây là cơ sở quan trọng trong các thủ thuật ghép gan, cắt bỏ gan xơ hoặc khối u ở gan.
Cấu trúc giải phẫu lá gan
Về cấu tạo, lá gan được chia thành 2 thuỳ chính: thuỳ trái và thuỳ phải được ngăn cách bằng dây chằng hình lưỡi liềm. Các thuỳ gan lại tiếp tục phân chia thành 8 phân thuỳ nhỏ hơn. Bên cạnh các phân thuỳ có túi mật và hệ thống động tĩnh mạch.
Máu đến gan bằng 2 con đường chính: Động mạch gan và tĩnh mạch cửa. Động mạch gan thường bắt nguồn từ động mạch chủ. Tĩnh mạch cửa lại dẫn máu từ lách, tuyh, và ruột non về gan. Nhờ đó, gan tiếp nhận nguồn dinh dưỡng để nuôi các mô gan. Đồng thời, nó cũng tiếp nhận các sản phẩm phụ của quá trình tiêu hoá và chuyển hoá trong toàn cơ thể để thực hiện nhiệm vụ chuyển hoá chất độc tại gan. Máu từ gan qua tĩnh mạch gan và đổ trực tiếp qua tĩnh mạch chủ dưới.
Mật sản xuất trong gan được tích trữ trong các tiểu quản mật. Các tiểu quản này sau đó sẽ hội tụ thành ống mật. Mật qua ống mật để vào ống gan chung (Ống mật chủ). Mật có thể đổ trực tiếp từ gan vào tá tràng qua ống mật chủ và tham gia vào quá trình tiêu hoá. 1 phần mật được lưu trữ trong túi mật.
Vai trò của lá gan đối với cơ thể
Lá gan đóng nhiều vai trò quan trọng nhằm duy trì sự sống của cơ thể bao gồm: Tổng hợp, dự trữ, chuyển hoá, giải độc, tạo và dự trữ máu.
1. Biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển
Lá gan của bạn đóng một vai trò chính yếu trong việc biến đổi thức ăn thành những chất thiết yếu cho cuộc sống. Tất cả lượng máu đi ra từ dạ dày và ruột đều phải đi qua gan trước khi tới phần còn lại của cơ thể. Như vậy lá gan nằm ở một vị trí chiến lược để chuyển đổi thực phẩm được hấp thụ từ đường tiêu hóa thành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng một cách dễ dàng. Khi thức ăn và thuốc đi đến gan, 1 loạt hoạt động bao gồm chuyển hoá, dự trữ, tổng hợp, giải độc sẽ được thực hiện.
- Gan sản xuất bài bài tiết mật để tiêu hoá các loại mỡ.
- Gan tổng hợp hoặc sản xuất 1 số loại lipid cần thiết cho cơ thể (cholesterol, triglycerid, HDL…) hoặc thoái hoá 1 số lipd xấu như (LDL, VLDL…). Gan cũng điều hòa sự vận chuyển mỡ dự trữ
- Gan chuyển hoá Carbonhydrate:
- Tân tạo đường: tổng hợp glucose từ một số amino acid, lactate hoặc glycerol. Quá trình này nhằm bổ sung lượng glucose còn thiếu hụt so với nhu cầu của cơ thể.
- Tạo glycogen: tổng hợp glycogen từ glucose. Glycogen được dự trữ trong gan cho đến khi cơ thể cần
- Phân giải glycogen: tạo glucose từ glycogen để cung cấp năng lượng cho cơ thể
- Giáng hóa insulin và các hormone khác: Giảm vận chuyển Insullin vào các mô, cơ quan do đường máu giảm.
- Sản xuất ra protein mới cho cơ thể từ các nguyên liệu cho sẵn (acid amin)
- Gan giúp chuyển hoá rượu và các chất cồn trong máu
- Gan dự trữ rất nhiều chất quan trọng khác gồm acid folic, vitamin B12, sắt và đồng
2. Chuyển hóa các thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hóa
Tất các thuốc được hấp thu qua đường tiêu hoá đều qua gan trước khi vào máu để đến mô đích. Hầu hết các loại thuốc này đều chuyển hoá ít nhiều ở gan. Việc chuyển hoá thuốc đôi khi có lợi (chuyển hoá tiền chất thành hoạt chất có tác dụng). Nhưng nhiều trường hợp, chuyển hoá qua gan làm giảm hoạt tính của thuốc. Điều này buộc thuốc phải thiết kế 1 liều lượng lớn hơn nhiều so với nhu cầu của cơ thể.
3. Chức năng giải độc
Các chất độc hoặc dư thừa của thực phẩm sau khi tiêu hoá hoặc chất độc nội sinh đều phải qua gan trước khi đi nuôi dưỡng toàn cơ thể. Tại đây, gan đóng vai trò như 1 rào chắn hiệu quả giúp bắt giữ những chất độc hại và dư thừa. Tại gan, các chất này được chuyển hoá thành các chất vô hại và dễ dàng bị loại bỏ trong quá trình lọc máu tại thận. Ví dụ, Gan chuyển hoá ure (1 sản phẩm thoái phân của Protein) thành urea. Chất này dễ dàng được lọc tại thận và loại bỏ qua đường tiểu.
4. Vai trò của gan trong tổng hợp, dự trữ các chất đông máu và chống đông máu
Gan dự trữ vitamin K và sản xuất ra nhiều yếu tố đông máu, gồm fibrrinogen (yếu tố I), prothrombin (yếu tố II), proaccelerin (yếu tố V), proconvectin (yếu tố VII), yếu tố chống ưa chảy máu A (yếu tố VIII), yếu tố christmas (yếu tố IX). Do đó khi suy gan thường bị rối loạn đông máu.
Gan cũng tạo nên một lượng lớn chất có tác dụng chống đông máu là heparin.
5. Vai trò của lá gan trong tạo máu và dự trữ máu
Từ tháng thứ ba đến cuối thời kỳ thai nghén, gan là cơ quan chính sản xuất hồng cầu của bào thai.
Sau khi đứa trẻ ra đời, tuỷ xương đảm nhận chức năng sản xuất hồng cầu cho cơ thể. Lúc này gan là nơi sản xuất các protein cần thiết cho sự tổng hợp hồng cầu như globin, các lipoprotein, phospholipid; dự trữ một lượng lớn vitamin B12, acid folic và sắt dưới dạng ferritin.
Ở gan có hệ thống xoang mạch rộng lớn, bình thường chứa # 500ml máu và gan có thể chứa tới 2 lít máu. Lượng máu này sẽ được huy động vào tuần hoàn khi cần thiết.
6. Chức năng tạo mật là vai trò quan trọng của lá gan
Gan cũng tạo ra mật, một chất dịch màu nâu hơi xanh lục cần thiết cho sự tiêu hóa. Mật được dự trữ trong túi mật. Túi mật cô đặc và tiết mật vào trong ruột, giúp tiêu hoá mỡ.
Để đảm bảo vai trò của lá gan, hãy cải thiện chức năng gan thường xuyên
Vai trò của gan đối với cơ thể vô cùng quan trọng. Gan phải hoạt động cường độ lớn, đặc biệt khi chúng ta phải ăn nhiều thực phẩm bẩn, đồ ăn nhanh, đồ uống có hại và dùng nhiều loại thuốc. Vì vậy, tuy có khả năng tái tạo tốt, gan vẫn cần được bảo vệ và phục hồi chức năng gan thường xuyên. Điều này không chỉ giúp gan thực thiện tốt vai trò mà còn giúp ngăn ngừa một số bệnh gan nguy hiểm: gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan…
Sau đây là 1 số thói quen đơn giản giúp cải thiện chức năng gan
1. Uống 1 cốc nước chanh tươi vào buổi sáng.
Nước chanh giúp giải chất độc tích tụ qua đêm ở túi mật, kích thích bàng quang co bóp và giúp mật chảy vào ruột con. Nước chanh giúp thanh lọc toàn bộ đường tiêu hoá, giảm tích tụ độc tố đường tiêu hoá cũng như gan hiệu quả.
Ngoài ra, nước chanh còn giúp giảm mỡ trong cơ thể, trong đó có mỡ gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Nên uống nước chanh 30 phút rồi mới ăn sáng. Nước chanh có thể pha với mật ong nguyên chất. Tuyệt đối không nên uống nước chanh đường.
2. Ăn các loại thực phẩm tốt cho gan
Nhiều loại thực phẩm tốt cho gan nên ăn thường xuyên như: hành, tỏi, các loại quả thuộc họ đậu, lê, táo, bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp, atisô, củ cải, cà rốt, bồ công anh, nghệ và cải xoăn. Các loại thịt trắng cũng tốt cho gan
Nên chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không có dư lượng thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng (cả động và thực vật)
3. Những điều không nên làm do ảnh hưởng đến sức khoẻ và vai trò của lá gan
Hạn chế những đồ ăn không tốt cho gan như: Ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, quá nhiều đường nhanh. Hạn chế các loại thịt đỏ, các loại hải sản, đặc biệt là cá biển sâu (hàm lượng thuỷ ngân cao).
Giảm stress và không nên ăn kiêng, không hút thuốc và uống nhiều bia, rượu, cà phê.
4. Sử dụng các dược liệu giải độc gan, mát gan
Để làm mát gan, giải độc gan và cải thiện chức năng gan, 1 số loại dược liệu có thể sử dụng hàng ngày để pha trà uống thay nước.
1 số loại dược liệu như nhân trần, diệp hạ châu, rễ bồ công anh, Actiso, mật nhân, cà gai leo, cây kế sữa….
Kết luận:
Lá gan có vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp sản xuất, tổng hợp, dự trữ và giải độc nhiều chất trong gan. Trong đó có 1 số chất vô cùng quan trọng như Glucose, Vitamin B (đặc biệt B12), acid folic và Đồng
Gan tuy là tạng có khả năng tự tái tạo phục hồi nhưng vẫn cần bảo vệ và cải thiện chức năng gan hàng ngày bằng những thói quen tích cực. Sử dụng các dược liệu giải độc gan làm trà và dùng thực phẩm sạch là cách tốt nhất để đảm bảo vai trò của lá gan
Benh.vn