Vi chất kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu vi chất kẽm khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, nhẹ cân…Vì vậy, việc bổ sung vi chất kẽm cho trẻ là việc làm cần thiết, tạo sự ổn định lâu dài trong suốt quá trình phát triển.
Mục lục
Tác dụng của kẽm
Kẽm có mặt trong hầu hết các loại enzyme chuyển hóa trong cơ thể và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hệ thống miễn dịch, chuyển hóa. Cả người lớn và trẻ em đều cần kẽm.
Tác dụng của Kẽm đối với người trưởng thành
Kẽm là loại vi chất hiện diện trong hầu hết các tế bào cũng như bộ phận của cơ thể. Mặc dù chiếm số lượng không lớn, nhưng thiếu hụt kẽm có thể gây ra những tác động nghiêm trọng như giảm trọng lượng thai nhi, gây lưu thai, làm giảm khả tình dục và sinh sản ở nam giới…
Tác dụng của kẽm đối với trẻ em
Kẽm giúp các tế bào niêm mạc miệng hypoplasia cảm nhận sự kích thích của thức ăn, làm tăng sự nhạy cảm hương vị và cảm giác ngon miệng, thèm ăn.
Kẽm làm tăng sự nhạy cảm hương vị và cảm giác thèm ăn
Ngoài ra, kẽm còn tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, tránh nhiễm trùng, nhiễm trùng tái phát, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ, hay khóc về đêm, viêm lưỡi và rụng tóc…
Lượng kẽm cho trẻ
Giai đoạn 1-3 tuổi: cần 3mg kẽm/ngày.Giai đoạn 4-8 tuổi: cần 5mg kẽm/ngày.
Những biểu hiện khi trẻ thiếu kẽm
- Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa.
- Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa: chán ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn.
- Rối loạn thần kinh: thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài, chậm chạp, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não, chậm phát triển…
- Suy giảm khả năng miễn dịch: nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản), viêm đường tiêu hóa, viêm da, viêm niêm mạc.
Thiếu kẽm khiến trẻ quấy khóc, chậm tăng trưởng, tổn thương biểu mô…
- Tổn thương biểu mô: khô da, viêm da vùng mặt trước hai chi dưới, nám da, bong da, dầy sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, dị ứng.
- Tổn thương mắt: sợ ánh sáng, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc.
- Da ngứa ngáy, vết thương khó lành…
Những thực phẩm giàu kẽm
- Súp thịt lợn và đậu đỗ.
- Thịt bò hầm.
- Thịt lợn nướng.
- Sữa chua hoa quả.
- Phômai.
- Bí ngô .
- Đậu phụ…
Lời kết:
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Thiếu kẽm dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, dễ mắc cách bệnh nhiễm khuẩn…
Vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ. Cho trẻ ăn đủ các bữa chính, bữa phụ. Trước các bữa ăn, không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, bim bim, uống nước ngọt…để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh.