Viêm họng lâu ngày không được chữa trị đúng cách, kịp thời khiến cho vi khuẩn tấn công mạnh mẽ gây ra tình trạng viêm họng mủ ở trẻ. Vì vậy ba mẹ nên chú ý trong quá trình chăm sóc con trẻ. Trong bài viết này sẽ chia sẻ một số phương pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa hiệu quả.
Mục lục
Viêm họng mủ là gì, triệu chứng của viêm họng mủ
Viêm họng mủ ở trẻ là giai đoạn bệnh tiến triển nặng khi mắc viêm họng lâu ngày không khỏi. Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào khu vực đang bị tổn thương ở hầu họng khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Lúc này lớp niêm mạc ở vùng hầu họng bị phù lên, hình thành các mảng mủ trắng xung quanh.
Các biểu hiện của viêm họng mủ ở trẻ có sự khác nhau tùy theo lứa tuổi và cơ địa, tuy nhiên thường có các triệu chứng sau:
- Ho: Trẻ có thể xuất hiện ho khan, ho có đờm và tình trạng ho kéo dài về đêm.
- Sốt: Khi viêm họng có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus khiến cho cơ thể trẻ bị sốt. Tình trạng đau đầu, buồn nôn, nôn có thể đi kèm theo.
- Họng bị đau rát: Khi bị viêm họng sẽ làm cho trẻ bị đau rát họng mỗi khi nuốt nước bọt, ăn uống. Với những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phản ứng xảy ra thông thường sẽ là bỏ ăn, quấy khóc.
- Ngứa họng: Viêm họng có mủ khiến cho vùng niêm mạc họng dễ bị kích thích khiến cho cổ họng ngứa, khó chịu.
- Cổ họng xuất hiện mủ trắng, xanh: Có thể quan sát rõ ràng bằng mắt thường. Mủ có thể xuất hiện rải rác ở thành họng hoặc quanh amidan của bé. Khi ho, khạc đờm thì mủ này có thể được kéo theo ra ngoài.
- Hôi miệng: Viêm mủ ở họng khiến cho hơi thở, nước bọt của trẻ có mùi hôi.
Nguyên nhân gây viêm họng mủ ở trẻ
Trẻ bị viêm họng mủ có nguyên nhân chính thường là do nhiễm khuẩn liên cầu Streptococcus nhóm A. Tình trạng này xảy ra sau khi trẻ mắc cảm cúm, thuỷ đậu, sởi,… Bệnh lý viêm họng mủ ở trẻ xảy ra với tỷ lệ cao hơn với những trẻ mắc viêm họng cấp lâu ngày mà không khỏi, trẻ bị viêm họng khi dị ứng với lông động vật, bụi, nấm mốc,…
Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy tình trạng viêm họng mủ ở trẻ:
- Thói quen ăn uống: Thường xuyên tiêu thụ đồ ăn cay nóng, không lành mạnh, dầu mỡ,… chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm họng có mủ xảy ra nhiều hơn.
- Sức đề kháng kém: Do hệ miễn dịch yếu, chưa được hoàn thiện hoặc có tiền sử mắc các bệnh trên đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,…
- Vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ: Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển bên trong hầu họng, khoang miệng khiến cho tình trạng viêm nhiễm dễ dàng xảy ra hơn.
Biến chứng có thể xảy ra với bệnh viêm họng mủ
Bệnh viêm họng có mủ có thể sẽ lây lan sang các vùng lân cận và xảy ra tình trạng nhiễm nhiễm nặng nề khi trẻ không được điều trị hoặc chăm sóc cẩn thận. Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra ở trẻ mà ba mẹ cần lưu ý và cảnh giác:
- Nhiễm trùng tại tai – mũi – họng: Viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang,…
- Biến chứng đường hô hấp: viêm amidan hốc mủ, viêm phổi, viêm amidan, áp xe họng,…
- Biến chứng toàn thân: viêm thận, viêm màng tim, thấp tim, nhiễm trùng máu, thấp khớp, viêm cầu thận,…
Trong trường hợp điều trị tại nhà sau vài ngày mà các triệu chứng không có dấu hiệu giảm thì cần cho bé đi khám ngay để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị viêm họng mủ ở trẻ
Với tình trạng viêm họng mủ ở trẻ em, điều trị dùng thuốc để kiểm soát nhiễm khuẩn và giảm triệu chứng thường được phối hợp cùng với các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Điều trị viêm họng có mủ bằng thuốc
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định phối hợp với các thuốc điều trị triệu chứng trong viêm họng có mủ ở trẻ em. Nên sử dụng thuốc đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ:
- Kháng sinh: Do có sự nhiễm khuẩn gây viêm họng có mủ, vì vậy kháng sinh được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng nặng lên. Các kháng sinh thông thường được kê đơn là Amoxicillin, Cephalexin, Cefuroxim…
- Thuốc điều trị triệu chứng: Giảm đau, hạ sốt (Ibuprofen, Paracetamol, Diclofenac,…), giảm ho,…
Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm họng mủ trắng tại nhà
Trong quá trình điều trị cho trẻ bị viêm họng mủ, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì các biện pháp chăm sóc ngay tại nhà cũng cần được chú ý thực hiện đúng cách để bệnh nhanh chóng được thuyên giảm:
- Vệ sinh tai mũi họng của bé hàng ngày. Có thể sử dụng nước súc họng Nano bạc chuẩn hoá PlasmaKare để tiêu diệt virus, vi khuẩn tại hầu họng cũng như làm lành vết thương, loại bỏ mùi hôi ở khoang miệng cho bé.
- Áp dụng một số cách trong dân gian để giúp kháng khuẩn, giảm đau họng cho trẻ như: Quất ngâm mật ong, lê hấp đường phèn, uống trà gừng mật ong,…
- Uống nhiều nước để bổ sung cho cơ thể, tăng thải độc. Có thể cho bé uống Oresol để bổ sung chất điện giải cho cơ thể và phòng tránh mất nước.
- Nếu bé có nhiều nhầy mũi thì có thể dùng dụng cụ hút mũi hoặc bình rửa mũi chuyên dụng, phù hợp với trẻ.
- Bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng và nhóm chất giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin C, A, E, Kẽm,… thông qua chế độ ăn hàng ngày.
- Cho bé ăn đồ ăn mềm, lỏng dễ nuốt.
Phòng ngừa bệnh lý viêm họng có mủ ở trẻ
Viêm họng có mủ rất dễ xảy ra nếu sức đề kháng của trẻ suy giảm hoặc khi ăn uống không lành mạnh. Vì vậy, ba mẹ nên chú ý để phòng ngừa, hạn chế các yếu tố nguy cơ và sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
- Ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trứng, sữa,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh ăn nhiều đồ lạnh, cay nóng, dầu mỡ.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
- Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài, ở những nơi đông người.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với những người đang mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp.
- Khi trẻ bị cúm, sốt, cảm lạnh,… cần điều trị triệt để, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của bộ y tế.
- Vệ sinh tay chân bằng xà phòng sát khuẩn cho bé, đặc biệt là trong trường hợp tiếp xúc gần với những người đang mắc cúm, sởi, thuỷ đậu,…
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, giao mùa.
Giải đáp một số thắc mắc về bệnh viêm họng mủ
Bệnh viêm họng mủ ở trẻ có tự khỏi được không? Nếu phải điều trị thì bao lâu sẽ khỏi? Dưới đây là câu trả lời cụ thể cho các vấn đề này.
Viêm họng mủ có tự khỏi không
Viêm họng mủ là giai đoạn bệnh đã xảy ra sự nhiễm trùng đường hô hấp sau đợt viêm họng kéo dài. Vì vậy bệnh không thể tự khỏi mà cần được điều trị bằng các thuốc kháng sinh cũng như thuốc điều trị triệu chứng. Đồng thời các biện pháp vệ sinh hầu họng, tăng cường đề kháng cũng cần được thực hiện để hỗ trợ giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Viêm họng mủ bao lâu thì khỏi
Viêm họng mủ khi được phát hiện và chữa trị đúng cách thì rất dễ khỏi. Mức độ nặng nhẹ và thể trạng của trẻ là khác nhau, vì vậy phương pháp điều trị cũng như thời gian sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, trung bình sau khoảng 7-10 ngày điều trị, bệnh viêm họng mủ của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể và khỏi hoàn toàn nếu được chữa đúng cách.
Viêm họng có mủ là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, có thể gây ra những biến chứng trên tai – mũi – họng nếu không được chữa kịp thời hoặc không có các biện pháp hỗ trợ đúng cách. Hãy tăng cường sức đề kháng cho trẻ để chống lại sự tấn công của các tác nhân bên ngoài môi trường.