Viêm lợi có mủ ở trẻ em chủ yếu là do việc vệ sinh không sạch sẽ răng miệng khiến cho vi khuẩn tấn công gây ra viêm nhiễm và mưng mủ. Do đó mẹ cần chú ý hơn trong cách chăm sóc để cải thiện tình trạng này cho con. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của benh.vn để hiểu hơn về bệnh lý răng miệng này.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra viêm lợi có mủ ở trẻ em
Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm lợi có mủ là các loại vi khuẩn. Vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng của người bệnh và gây khởi phát viêm lợi có mủ khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Sự tấn công của vi khuẩn, virus: Vi khuẩn trong miệng tạo ra mảng bám và sản xuất chất mủ khi phát triển mạnh.
- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: Một trong những điều kiện thuận lợi gây viêm lợi có mủ là vệ sinh răng miệng không đúng cách. Đánh răng không sạch, thức ăn đọng lại trong kẽ răng tạo mảng bám và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây viêm lợi có mủ. Sử dụng bàn chải quá mạnh và cứng cũng có thể làm tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm lợi có mủ.
- Các bệnh lý răng miệng khác: Viêm nhiễm trong các bệnh viêm nha chu, viêm tủy răng có thể lan rộng và gây viêm lợi, tạo ra các ổ áp xe chứa mủ trên lợi. Răng mọc lệch, sai khớp cắn cũng tạo điều kiện cho thức ăn, cặn bã tích tụ và phát triển vi khuẩn, gây viêm lợi có mủ.
Biểu hiện của viêm lợi có mủ ở trẻ em
Bên cạnh việc xuất hiện mủ trên lợi, các dấu hiệu dưới đây cũng thường xảy ra ở trẻ bị viêm lợi mủ.
- Đau răng: Lợi bám trực tiếp vào chân răng, do vậy khi lợi bị mưng mủ sẽ kéo theo tình trạng răng bị đau. Đôi khi những cơn đau này kéo dài khiến cho trẻ quấy khóc, mệt mỏi.
- Ăn uống và giao tiếp bị khó khăn: Do lợi bị viêm, sưng đau khiến cho đồ ăn vướng vào làm cho bé cảm thấy bị đau, gây ra tình trạng chán ăn. Không chỉ vậy, những lúc nói chuyện cũng có thể khiến cho trẻ bị đau do răng chạm phải mủ viêm.
- Hôi miệng: Do phần lợi bị viêm hình thành mủ nên hơi thở của trẻ thường có mùi hôi khó chịu.
- Sốt: Do tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn vì vậy trẻ có thể sẽ xuất hiện những cơn sốt.
- Tụt lợi, răng dễ lung lay, chảy máu chân răng.
- Ngoài ra, viêm lợi có mủ ở trẻ em cũng gây ra mệt mỏi, hạch ở cổ,…
Mức độ nguy hiểm của viêm lợi có mủ ở trẻ em còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó người nhà cần chú ý hơn các biểu hiện của trẻ để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Khi trẻ bị viêm lợi có mủ mẹ nên làm gì
Các biện pháp đơn giản mẹ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng đau nhức khi viêm lợi có mủ ở trẻ:
Súc miệng nước muối
Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ được thức ăn thừa và các mảng bám trên răng. Đồng thời giúp làm sạch khoang miệng, vi khuẩn và làm dịu vùng lợi bị viêm có mủ. Do đó, phụ huynh nên cho bé súc miệng hàng ngày đều đặn để giúp tình trạng viêm nhiễm được cải thiện.
Hiện nay có nhiều chế phẩm nước súc miệng có chứa các chất sát khuẩn an toàn cho bé, trong đó có súc họng miệng PlasmaKare sử dụng chất sát trùng thế hệ mới. Sản phẩm đem lại hiệu quả nổi bật chỉ sau vài lần sử dụng nhờ sự kết hợp của Nano bạc chuẩn hoá TSN và keo ong nhập khẩu từ Italia.
- Tiêu diệt vi khuẩn, virus, vi nấm trong vòng 30 giây.
- An toàn, dịu nhẹ với niêm mạc, phù hợp với trẻ nhỏ.
- Khử mùi hôi miệng hiệu quả nhờ cơ chế khoá gốc gây mùi.
- Có tác dụng kháng viêm, lành làm các vết viêm loét niêm mạc.
Hướng dẫn cách súc miệng bằng súc họng PlasmaKare đúng cách cho bé:
- Rót 10ml dung dịch súc miệng theo vạch chia ở nắp chai.
- Hướng dẫn bé đổ vào miệng sau đó súc họng 30 giây rồi súc miệng tiếp 30 giây nữa.
- Nhổ ra và không cần súc miệng lại với nước.
Trong thời gian trẻ đang bị viêm lợi có mủ, bố mẹ nên cho bé súc miệng mỗi ngày 3-5 lần theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau đó giảm về 1-2 lần để vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Trà hoa cúc chữa viêm lợi có mủ ở trẻ em
Cúc hoa được biết đến với tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ mủ. Với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, trà hoa cúc được dùng để cải thiện tình trạng viêm lợi có mủ ở trẻ em.
Bố mẹ có thể cho bé uống mỗi ngày 2 ly trà hoa cúc hoặc dùng nước cốt để ngậm trong miệng 10 phút để chữa viêm lợi có mủ.
Chữa viêm lợi có mủ ở trẻ em bằng kinh giới
Kinh giới là loài chứa nhiều tinh dầu được dùng để chữa các bệnh về mụn nhọt, mưng mủ nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu mủ. Mẹ có thể sử dụng nước kinh giới nấu làm súc miệng chữa viêm lợi mủ cho con.
Gừng tươi chữa viêm lợi
Trong gừng có chứa tinh dầu và các chất cay giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm hôi miệng. Do đó rất hiệu quả cho tình trạng viêm lợi có mủ ở trẻ em.
Cách phòng ngừa bệnh viêm lợi có mủ ở trẻ em
Để ngăn ngừa viêm lợi có mủ và bảo vệ sức khỏe răng miệng, nên tuân thủ các lời khuyên sau đây:
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng kỹ thuật đánh răng đúng và đủ thời gian. Chải răng cả trên và dưới, chú ý chải sạch các kẽ răng và bề mặt sau răng.
- Chọn bàn chải có lông mềm cho con để không gây tổn thương lợi. Thay thế bàn chải đều đặn sau 2-3 tháng sử dụng hoặc khi lông bàn chải bị mòn hoặc xù.
- Hạn chế thực phẩm gây tổn hại cho răng: Tránh để con tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas và cà phê. Các loại thực phẩm này có thể gây kích ứng và gây viêm lợi.
- Thay vì sử dụng tăm xỉa răng, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn dư thừa giữa các kẽ răng. Chỉ nha khoa có thể làm sạch hiệu quả hơn và tránh gây tổn thương cho lợi.
- Cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng. Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra và làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám và mủ, đồng thời điều trị các vấn đề về răng miệng sớm nếu có.
Trên đâu là bài viết chúng tôi muốn cung cấp tới các mẹ vệ biện pháp điều trị và cách phòng ngừa viêm lợi có mủ ở trẻ em. Hãy rèn cho bé thói quen súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày để bảo vệ răng miệng hiệu quả.