Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán viêm phế quản dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, kèm theo thăm khám lâm sàng, nhất là nghe phổi có tiếng rít hoặc những tiếng bệnh lý khác. Họ cũng có thể đặt câu hỏi về tiền sử ho, cảm lạnh; tiền sử tiếp xúc với thuốc lá, khói bụi của trẻ để phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác.
Mục lục
Xét nghiệm máu là xét nghiệm thường quy để đánh giá tình trạng nhiễm trùng và chức năng gan, thận
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm của khí quản và đường hô hấp trong phổi. Thông thường, khi các đường dẫn khí bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, lớp niêm mạc bị viêm, có thể dẫn đến ho dai dẳng, lâu dài kéo theo toàn bộ hệ thống hô hấp cũng như phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân thường do vi-rút.
Hầu hết các trẻ không cần phải đi khám bác sĩ khi bị viêm phế quản cấp tính, vì nhiễm trùng gây ho thường biến mất sau hai đến ba tuần, cùng với các triệu chứng khác.
Triệu chứng thường gặp của viêm phế quản
Các triệu chứng viêm phế quản phổ biến nhất ở trẻ em là ho và tăng tiết đờm. Ban đầu là ho khan, về sau sẽ tiết nhiều đờm có màu trắng khi trẻ mới nhiễm vi-rút, nếu đờm chuyển màu vàng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã bội nhiễm vi khuẩn.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau đầu nhẹ.
- Sốt nhẹ.
- Viêm họng.
- Đau nhức hoặc đau thắt ngực.
- Thở khò khè, khó thở.
- Cảm thấy mệt, nhức mỏi cơ thể.
X quang phổi
Các xét nghiệm chẩn đoán viêm phế quản
Trong những ngày đầu bị bệnh, có thể khó phân biệt các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản với cảm lạnh thông thường. Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe thật kỹ phổi khi bạn thở.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm sau đây:
– X-quang ngực: Chụp X quang ngực có thể giúp xác định xem trẻ có bị viêm phổi hoặc một tình trạng khác có thể giải thích được triệu chứng ho của trẻ hay không. Điều này sẽ quan trọng hơn nếu trẻ đã từng tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc. Ngoài ra, x-quang cũng phản ánh tình trạng tổn thương của phổi và có ý nghĩa theo dõi sau một thời gian điều trị kháng sinh.
– Xét nghiệm đờm: Đờm là chất nhầy mà trẻ ho ra từ phổi. Qua quan sát tính chất của đờm, các bác sĩ cũng phần nào đánh giá được trẻ mới bị viêm phế quản do vi-rút hay đã bội nhiễm vi khuẩn để sử dụng kháng sinh nếu cần. Tuy nhiên, do tình trạng kháng kháng sinh hiện nay, việc cấy đờm định danh vi khuẩn là cần thiết để kê đúng loại kháng sinh cho trẻ.
Xét nghiệm nuôi cấy đờm
– Kiểm tra chức năng phổi: Trong một bài kiểm tra chức năng phổi, bệnh nhân thổi vào một thiết bị gọi là máy đo phế dung, đo lượng khí phổi có thể giữ được và tốc độ khí thoát ra khỏi phổi nhanh như thế nào. Xét nghiệm này kiểm tra các dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc khí phế thũng. Vì xét nghiệm này đòi hỏi sự phối hợp cao của người bệnh nên khó có thể áp dụng ở trẻ em.
– Xét nghiệm máu: Đánh giá một cách tổng quan về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, cũng như chức năng gan, thận của trẻ có phù hợp với một số loại thuốc (kháng sinh, chống viêm…) hay không. Đây là xét nghiệm cơ bản, giá thành rẻ nhưng lại có giá trị cao.
Benh.vn