Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Sống khỏe » Xét nghiệm - Giải phẫu bệnh - Chẩn đoán hình ảnh » Xét nghiệm sinh hóa đo độ thẩm thấu máu

Xét nghiệm sinh hóa đo độ thẩm thấu máu

Tác giả: DS. Nguyễn Thị Phương Dung

Theo dõi Benh.vn trên
xet-nghiem-sinh-hoa-tham-thau-mau

Xét nghiệm đo độ thẩm thấu máu là một xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tình trạng mất cân bằng về nước và điện giải và để quyết định nhu cầu dịch của cơ thể.

  • Xét nghiệm sinh hóa Albumin trong máu
  • Kỹ thuật siêu âm thận – tiết niệu
  • Xét nghiệm sinh hóa cholesterol trong máu

Cập nhật: 30/08/2023 lúc 1:17 chiều

Sinh lý thẩm thấu máu

Độ thẩm thấu (osmolality) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả nồng độ thẩm thấu của một chất dịch. Độ thẩm thấu máu hay áp lực thẩm thấu máu “hữu dụng” đo số lượng các phần tử (các ion hoặc phân tử) có hoạt tính thẩm thấu trong huyết tương. Đây là một xét nghiệm hữu ích để đánh giá tình trạng mất cân bằng về nước và điện giải và để quyết định nhu cầu dịch của cơ thể.

Mục lục

  • 1 Sinh lý thẩm thấu máu
    • 1.1 Độ thẩm thấu máu cung cấp những thông tin hữu ích về:
    • 1.2 Liên quan tới khái niệm về độ thẩm thấu máu có 2 thuật ngữ thường được sử dụng:
  • 2 Mục đích và chỉ định xét nghiệm đo độ thẩm thấu máu
  • 3 Cách lấy bệnh phẩm
  • 4 Giá trị bình thường
  • 5 Tăng áp lực thẩm thấu máu
  • 6 Giảm áp lực thẩm thấu máu
  • 7 Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm
  • 8 Lợi ích của xét nghiệm đo độ thẩm thấu máu
  • 9 Các cảnh báo lâm sàng

Độ thẩm thấu máu cung cấp những thông tin hữu ích về:

– Tình trạng dịch của bệnh nhân.

– Tình trạng cô đặc của nước tiểu.

– Tình trạng bài xuất hormon chống bài niệu (ADH).

Liên quan tới khái niệm về độ thẩm thấu máu có 2 thuật ngữ thường được sử dụng:

– Độ thẩm thấu máu (osmolality) hay áp lực thẩm thấu hữu dụng của huyết thanh (serum osmolality): Là nồng độ của một dịch có tính thẩm thấu (osmotic solution) khi dịch này được đo bằng đơn vị osmol (hay milliosmol) đối với 1000g chất hòa tan. Thông số này thường được đo bằng máy đo độ thẩm thấu (osmometer) theo kỹ thuật hạ băng điểm (freezing point depression) hoặc tăng áp lực hơi nước (vapor pressure elevation).

– Áp lực thẩm thấu máu (osmolarity): Là nồng độ của một dịch có tính thẩm thấu khi dịch này được đo bằng đơn vị osmol (hay milliosmol) đối với 1000 mL dịch.

Như vậy, áp lực thẩm thấu hữu dụng của huyết thanh (serum osmolality) đo lượng các chất có hoạt tính thẩm thấu hòa tan trong máu. Các chất “hòa tan” có tác động tới áp lực thẩm thấu thấu huyết thanh bao gồm natri, clo, bicarbonat, protein và glucose. Ap lực thẩm thấu hữu dụng của huyết thanh được kiểm soát một phần bởi ADH (hay vasopressin). ADH được vùng dưới đồi sản xuất và được tuyến yên phóng thích vào máu khi các các biến đổi trong áp lực thẩm thấu máu.

Trong điều kiện bình thường, áp lực thẩm thấu “hữu dụng” huyết thanh (osmolality) sẽ cao hơn so với áp lực thẩm thấu máu (osmolarity) do thể tích nước có trong 1L huyết tương chỉ chiếm 940 mL, phần thể tích còn lại thuộc về các protein.

Trong thực hành lâm sàng, có thể ước tính áp lực thẩm thấu của huyết tương bằng công thức sau:

Áp lực thẩm thấu ước tính = 2 x Natri máu (mmol/L) + Urê máu (mmol/L) + Đường máu (mmol/L)

Mục đích và chỉ định xét nghiệm đo độ thẩm thấu máu

1. Để chẩn đoán nguyên nhân hạ natri máu.

2. Để giúp cho chẩn đoán và đánh giá các bất thường về dịch trong cơ thể.

3. Tìm kiếm chẩn đoán các tình trạng bệnh lý có liên quan với rối loạn áp lực thẩm thấu máu (Vd: co giật, ngộ độc một số chất như ethylen glycol, methanol…).

Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm

Giá trị bình thường

– 280 – 296 mOsm/kg H2O hay 280 – 296 mmol/kg H2O.

– Giới hạn tới hạn: < 250 hoặc > 295 mOsm/kg H2O.

Tăng áp lực thẩm thấu máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Đái tháo đường.

– Nhiễm toan ceton do Đái tháo đường (ĐTĐ) (áp lực thẩm thấu máu cần được đo thường quy ở các bệnh nhân ĐTĐ trong giai đoạn mất bù).

– Hôn mê tăng đường huyết không có nhiễm ceton máu (hay hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu).

– Tăng natri máu với tình trạng mất nước:

  • Ỉa chảy mất nước, nôn, sốt, tăng thông khí, khẩu phần nước không đủ.
  • Đái tháo nhạt (nguồn gốc trung ương).
  • Đái tháo nhạt nguồn gốc thận (nephrogenic diabetes insipidus): bẩm sinh hoặc mắc phải (Ví dụ: Tăng canxi máu, hạ kali máu, bệnh thận mạn, bệnh hồng cầu hình liềm, tác dụng phụ của một số thuốc).Tăng bài niệu do thẩm thấu (Ví dụ: tăng đường huyết, dùng urea hoặc mannitol).

– Tăng natri máu với tình trạng dịch trong cơ thể bình thường:

  • Thụ thể áp lực thẩm thấu (osmoreceptors) bị mất nhận cảm (tăng natri máu tiên phát hay vô căn)- tăng gánh tải nước cho cơ thể không đưa được áp lực thẩm thấu huyết thanh hữu dụng trở lại bình thường. Cho bệnh nhân dùng chlorpropamid có thể giúp làm hạ thấp nồng độ natri huyết thanh về mức bình thường).
  • Khiếm khuyết cảm giác khát (giảm cảm giác khát)- Buộc bệnh nhân uống nước giúp đưa áp lực thẩm thấu huyết thanh hữu dụng trở lại bình thường.

– Tăng natri máu với tăng gánh dịch trong cơ thể- do thầy thuốc gây nên hoặc tai nạn (Ví dụ: trẻ nhỏ được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn có hàm lượng natri cao hoặc bệnh nhân được dùng quá nhiều natri bicarbonat để điều trị hồi sinh tim phổi, phù).

– Ngộ độc rượu cấp: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu với hôn mê.

– Các nguyên nhân khác có thể gặp như bệnh gan giai đoạn nặng hoặc do bỏng

– Tăng nồng độ nitơ máu (Ví dụ: hội chứng urê máu cao).

– Ngộ độc ethylen glycol.

– Ngộ độc methanol.

– Tình trạng cường aldosteron.

– Chế độ ăn chứa nhiều protein.

– Chấn thương.

Giảm áp lực thẩm thấu máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Giảm natri máu với giảm thể tích máu (nồng độ natri niệu thường > 20 mmol/L):

– Suy thượng thận:

  • Bệnh Addison.
  • Dạng mất muối của tăng sản thượng thận bẩm sinh (Congenital adrenal hyperplasia).
  • Giảm sản thượng thận bẩm sinh (Congenital adrenal hypoplasia).
  • Chảy máu thượng thận.
  • Bồi phụ corticosteroid không thỏa đáng.
  • Giảm liều steroid không thích hợp.

– Mất qua thận:

  • Tăng bài niệu thẩm thấu (Osmotic diuresis).
  • Nhiễm toan do ống thận gần (proximal renal tubular acidosis).
  • Bệnh thận gây mất muối (salt-losing nephropathies).
  • Các bệnh ống thận kẽ thận (Ví dụ: tắc nghẽn đường tiết niệusinh dục, viêm thận bể thận, thận đa nang).

– Mất qua đường tiêu hóa (Ví dụ: nôn, ỉa chảy).

– Các tình trạng mất khác (Vd: bỏng, viêm phúc mạc, viêm tụy cấp).

– Giảm natri máu với thể tích dịch bình thường hoặc tăng thể tích dịch trong cơ thể (hội chứng hòa loãng):

  • Suy tim ứ huyết.
  • Phù.
  • Xơ gan cổ chướng.
  • Hội chứng thận hư.
  • Sau mổ.
  • Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH).

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XN.

– Các thuốc có thể làm thay đổi kết quả XN là: Corticoid điều hòa muối nước (mineralocorticoid), các lợi tiểu thẩm thấu.

Lợi ích của xét nghiệm đo độ thẩm thấu máu

Xét nghiệm cung cấp các thông tin quan trọng về khả năng duy trì tình trạng cân bằng dịch bình thường của bệnh nhân, vì vậy đây là:

1. Xét nghiệm không thể thiếu khi làm bilan chẩn đoán hạ natri máu. Nó giúp chẩn đoán tình trạng hạ natri máu là do mất natri qua nước tiểu hay do hòa loãng máu.

2. Xét nghiệm hữu ích để đánh giá khả năng cô đặc nước tiểu của thận: Bình thường thận thải trừ nước tiểu được cô đặc hơn gấp 3 lần so với huyết tương. Tiến hành so sánh độ thẩm thấu huyết tương và độ thẩm thấu niệu cho phép đánh giá chức năng cô đặc của thận.

3. Xét nghiệm hữu ích giúp cho chẩn đoán và đánh giá các bất thường về dịch trong cơ thể:

– Đánh giá tình trạng cân bằng giữa nước và các điện giải trong máu.

– Xác định liệu có tình trạng mất nước nặng hay tăng gánh dịch trong cơ thể hay không.

– Giúp xác định vùng dưới đồi có sản xuất ADH một cách bình thường hay không.

– Giúp xác định nguyên nhân gây co giật hoặc hôn mê. Trong các trường hợp nặng, tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa nước và các điện giải (chủ yếu là natri) có thể gây co giật và hôn mê.

– Sàng lọc ngộ độc một số thuốc gây khoảng trống áp lực thẩm thấu máu (Ví dụ: isopropanol, methanol hoặc ethylen glycol).

4. Xét nghiệm được sử dụng trong quy trình tiếp cận chẩn đoán đối với bệnh thận, hội chứng tiết ADH không thích hợp và đái tháo nhạt.

Các cảnh báo lâm sàng

Tăng áp lực thẩm thấu huyết thanh sẽ làm bệnh cảnh lâm sàng xấu đi:

– 385 mOsm/Kg H2O → tình trạng u ám ở các bệnh nhân tăng đường huyết.

– 400 mOsm/Kg H2O → xuất hiện các cơn co giật toàn thân.

– 420 mOsm/Kg H2O → tử vong.

Chia sẻ

Các xét nghiệm sàng lọc cần thiết đối với đàn ông ( P.I )

Kiểm tra sàng lọc đúng vào đúng thời điểm là một trong những điều quan trọng nhất mà một người đàn ông có thể làm cho sức khỏe của mình. Sàng lọc phát hiện bệnh sớm, trước khi bạn có triệu chứng, khi chúng dễ điều trị hơn

Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm , Xét nghiệm máu

Bài viết liên quan

Xét nghiệm sinh hóa Estrogen máu

12/06/2017

cortisol_test

Xét nghiệm sinh hóa cortisol

20/06/2018

xet-nghiem-canxi

Xét nghiệm sinh hóa canxi trong máu

24/08/2023

Xem nhiều nhất

7 thứ bạn cần vệ sinh ngay để giữ sức khỏe trong mùa lạnh này

09/11/2019

Nhịn sex lâu ngày có hại gì?

11/04/2015

va-va-amidan

Vì sao trẻ hay bị viêm VA, khi nào thì nên nạo VA cho trẻ

05/07/2018

rửa bát đúng cách

5 cách rửa bát sai lầm gây nguy hại cho sức khỏe

07/04/2023

Khi nào cần mổ đục thủy tinh thể?

01/10/2018

Những băn khoăn của gia đình có con mắc bệnh lõm ngực bẩm sinh

08/09/2016

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Xét nghiệm sinh hóa đo độ thẩm thấu máu

Xét nghiệm sinh hóa đo độ thẩm thấu máu

Xét nghiệm sinh hóa Albumin trong máu

Xét nghiệm sinh hóa Albumin trong máu

Kỹ thuật siêu âm thận – tiết niệu

Kỹ thuật siêu âm thận – tiết niệu

Xét nghiệm sinh hóa cholesterol trong máu

Xét nghiệm sinh hóa cholesterol trong máu

Khám siêu âm như thế nào? Ưu điểm và hạn chế của siêu âm

Khám siêu âm như thế nào? Ưu điểm và hạn chế của siêu âm

Xét nghiệm sinh hóa Amylase trong máu và nước tiểu

Xét nghiệm sinh hóa Amylase trong máu và nước tiểu

Xét nghiệm sinh hóa canxi trong máu

Xét nghiệm sinh hóa canxi trong máu

Tin mới nhất

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

9 Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng

  • Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ
  • 6 lợi ích của bia đối với sức khỏe
  • 5 trường hợp TUYỆT ĐỐI không được ăn gừng
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

19/09/2023

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

19/09/2023

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

18/09/2023

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

17/09/2023

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

14/09/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi