Cuộc sống luôn là điều mới lạ và bất ngờ với trẻ. Hơn nữa trong đó là bao điều nguy hiểm đang rình rập. Cha mẹ hãy dạy trẻ những kỹ năng sinh tồn thiết thực này nhé.
1. Dạy kỹ năng ứng phó cho trẻ khi bị lạc?
- Bố mẹ nên dặn con cầm tay cha mẹ khi đi vào nhưng chỗ đông người, không chạy lung tung khi vào siêu thị hay các trung tâm thương mại vì ở đây có rất nhiều các cửa hàng, trẻ thì thấp vì vậy trẻ rất dễ bị khuất sau các của kệ hàng và lạc bố mẹ. Trong trường hợp này bạn nên dạy bé đứng ở trước cửa ra vào, phía bên trong của hàng hay siêu thị để tránh kẻ xấu và chờ bộ mẹ ra tìm kiếm
- Nếu bị lạc trong đám đông thì bạn hãy dạy trẻ xác định vị trí đứng và đứng yên ở đó chờ bố mẹ tìm vì người lớn sẽ dễ dàng xác định được thời gian cũng như địa điểm bắt đầu không còn nhìn thấy trẻ
- Nếu cần tìm sự giúp đỡ thì đối tượng có thể tin tưởng là những người mặc đồng phục như cảnh sát, nhân viên an ninh, nhân viên của địa điểm mình đang bị lạc (như siêu thị, khu vui chơi… ).
- Dạy con biết gây tiếng ồn khi bị lạc. Ở những nơi quá đông người bố mẹ nên cho con một cái còi trước khi đi và bé cho thể sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.
- Dạy bé nhớ số điện thoại bố mẹ và biết cách xin trợ giúp những người có thể tin tưởng
2. Dạy chúng cách xem bản đồ
Đối với một đứa trẻ, khả năng tự lập trong cuộc sống là quan trọng nhất. Khi trẻ biết cách xem bản đồ, chúng sẽ có sự tự tin hơn trong việc tìm đường, định hướng và sẽ khó bị lạc hơn. Đây là một kỹ năng thiết yếu bên cạnh các kỹ năng sống khác.
3. Dạy chúng bơi.
Bơi là kỹ năng cực kỳ sống còn đối với bất kể ai. Ngay từ khi trẻ con nhỏ, hãy đưa trẻ tới bể bơi cho trẻ làm quen với môi trường nước. Khi biết bơi, trẻ sẽ tự tin hòa nhập trong các chuyến dã ngoại, du lịch cùng gia đình, trường lớp. Ngoài ra, biết bơi giúp giảm thiểu nguy cơ bị đuối nước, một trong những tai nạn rất phổ biến hiện nay.
4. Dạy chúng cách sơ cứu như rửa vết thương, khử trùng vết thương, dán băng y tế đơn giản…
Mẹo vặt trong cuộc sống rất quan trọng để ứng phó nhanh trong các tình huống. Dạy trẻ sơ cứu các vết thương thường gặp không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng khi bị dính các vết thương thường gặp như đứt tay, dẫm phải các vật sắc nhọn, côn trùng đốt… điều này còn giúp trẻ có khả năng chăm sóc và quan tâm tới người khác ngay từ khi còn nhỏ.
5. Kỹ năng khi ở nhà một mình.
Cuộc sống hiện đại với bối cảnh cha mẹ thường xuyên phải đi vắng. Dạy trẻ các kỹ năng cần có khi ở nhà một mình như nhận diện người lạ – người quen, chốt an toàn các cửa, chủ động xử lý các sự cố nhỏ trong nhà là một cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi khi ở một mình đồng thời đảm bảo an toàn cho ngôi nhà ngay cả khi không có cha mẹ ở nhà.
Nguyên tắc là không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ nhưng nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà có người lớn.
6. Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn.
Dạy trẻ chỗ để các số điện thoại khẩn cấp như số cứu hỏa, số cứu thương, số cảnh sát….Khi dùng đi điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng hạn.
7. Xác định thực phẩm nào ăn được trong trường hợp cần sống sót.
Nhiều trẻ ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị đói mà chỉ có một mình ở nhà. Trước đây đã có trường hợp một bé tuổi mẫu giáo đã sống sót khi bị bỏ quên trong nhà nhiều ngày nhờ biết tự mở tủ lạnh, lôi tất cả những thứ có thể ăn được như trứng sống ra ăn. Trẻ em ở phố hầu hết ít để ý tới điều này. Hãy dạy con biết cách thích nghi với từng hoàn cảnh như nếu chúng cần nước uống chúng có thể uống tại vòi hoặc cho đá tan chảy…..biết xác định các đồ có thể ăn được từ thiên nhiên.
8. Dạy chúng về các thao tác thoát hiểm như khi có hỏa hoạn, có động đất
Những nguy cơ thường trực trong cuộc sống hiện đại như hỏa hoạn, ngập nước, động đất là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Hãy cho trẻ thấy cách xử lý tốt nhất trong trường hợp có nguy cơ đó xảy ra như thế nào để bảo vệ tính mạng một cách chủ động.
9. Những thứ cần thiết khi rời nhà khẩn cấp
Máy lửa, đèn pin, điện thoại, dây, nước uống, vật dụng gây tiếng ồn như còi ….Bỏ ngay vào túi trước khi ra khỏi nhà
10. Dạy chúng cách đi đường một mình an toàn.
Đi đường một cách an toàn, tham gia giao thông an toàn là kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển khi mà các nguy cơ thường có như tai nạn giao thông, cướp giật, bắt cóc,… hoàn toàn có thể xảy ra. Hãy dạy trẻ về các nguyên tắc tham gia giao thông, cách quan sát khi tham gia giao thông, cách nhận diện những người có thể tin cậy và những người đáng ngờ để có sự chủ động khi có tình huống không may xảy ra.
11. Nếu có điều kiện thì tiếp đến, mới dạy chúng những kỹ năng khác
Những kỹ năng ít khẩn cấp hơn như nhóm lửa, cách làm chín thực phẩm một cách đơn giản, mở nắp hộp đồ ăn (ở nước ngoài), cách dùng tấm khăn, vải để lọc nước bẩn và đun chín ở trường hợp bị khát ở nơi không có nước sạch, cách dựng lều hoặc che phủ kín toàn thân để ngủ mà không bị muỗi…
Bố mẹ cũng có rất nhiều điều phải học để bảo vệ con mình trước khi dạy con mình những kỹ năng sống sót cần thiết đấy.
VD: Trong một vụ bắt cóc trẻ em tại một khu vui chơi. Kẻ bắt cóc đã nhanh tay thay đồ cho đứa trẻ. Nhân viên an ninh của khu vui chơi đã được huấn luyện cho những công việc này nên họ đã chặn tất cả các cửa và dặn cha mẹ đứa trẻ là phải chú ý tới đôi giầy của mỗi đứa trẻ để nhận diện con chứ đừng nhìn lướt qua quần áo, vì kẻ bắt cóc thường chỉ kịp thay quần áo chứ ít chú ý tới giầy dép. Thật là một kinh nghiệm hữu ích phải không các bạn