Ung thư lưỡi là khối u ác tính nguyên phát tại lưỡi, trong đó chủ yếu là ung thư biểu mô vảy (chiếm >95%). Đây cũng là loại ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng (30-40%).
Mục lục
Ung thư lưỡi chủ yếu gặp ở nam giới ở độ tuổi trên 50. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trên thế giới hàng năm có khoảng 263.900 ca mới mắc và khoảng 128.000 ca tử vong. Năm 2009, tại Mỹ có 10.530 trường hợp mới mắc, 1900 trường hợp tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh
Hầu hết các trường hợp mắc ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân chính xác nhưng người ta cho rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư lưỡi bao gồm.
Hút thuốc lá
Nghiên cứu của Gehanno cho thấy nếu hút 15 điếu mỗi ngày trong vòng 20 năm, nguy cơ mắc ung thư cao gấp 5 lần so với người không hút.
Rượu
Nếu hút thuốc và uống rượu thì nguy cơ mắc ung thư vùng đầu mặt cổ tăng gấp 10-15 lần. Rượu cũng là một tác nhân làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư đường tiêu hóa.
Nhai trầu
Là yếu tố nguy cơ trong ung thư khoang miệng. Người nhai trầu có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao gấp 4-35 lần so với người không nhai trầu. Tuy nhiên, đây là
Tình trạng vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng kém, hàm răng giả không tốt, răng mẻ lâu ngày dẫn đến dị sản và ung thư. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài và vệ sinh kém được chứng minh có mối liên hệ với nhiều loại ung thư khác nhau, không chỉ ung thư lưỡi. Do đó, hãy lưu ý vệ sinh răng miệng thật tốt.
Nhiễm vi sinh vật
Nhiễm virus HPV, đặc biệt là type 2, 11, 16 đã được chứng minh là gặp nhiều ở những bệnh nhân bị UT khoang miệng. Hiện nay, HPV có thể tiêm phòng ở phụ nữ để phòng bệnh Ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, mối liên hệ chắc chắn giữa ung thư lưỡi với HPV vẫn còn là một câu hỏi cần nhiều tài liệu xác thực trong tương lai.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư khoang miệng. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng không chỉ quan trọng trong việc phòng bệnh Ung thư lưỡi mà còn với rất nhiều vấn đề sức khỏe khác của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng là từ một chế độ ăn uống lành mạnh.
Chẩn đoán bệnh
Ung thư lưỡi có thể chẩn đoán dựa vào các triệu chứng bệnh nhưng quan trọng nhất là sinh thiết u để có thể chẩn đoán chính xác. Ngoài ra người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm khác để chẩn đoán giai đoạn bệnh và đánh giá tình trạng di căn như: xét nghiệm tế bào học tại hạch cổ, chụp Xquang xương hàm dưới, Xquang tim phổi, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, cộng hưởng từ sọ não, xạ hình xương, PET/CT…
Ung thư lưỡi là bệnh có thể phát hiện sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn tại nước ta còn rất cao. Do đó mọi người cần đến gặp bác sĩ thăm khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường như có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ; nhai nuốt mất cảm giác,…