Trong cuộc sống thường ngày, ta bắt gặp nhiều loại đường khác nhau nhưng lại không hiểu rõ về công dụng cũng như ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe. Hiểu rõ về thành phần và tác động của mỗi loại đường sẽ giúp ta biết cách sử dụng đường tốt hơn.
Mục lục
Cơ thể sử dụng đường để làm gì?
1. Cung cấp năng lượng
Khi mệt mỏi, stress hay đói bụng, đồ ngọt luôn là sự lựa chọn lý tưởng. Đường trong thực phẩm sẽ cung cấp năng lượng cho các tế bào, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
2. Não cần đường để hoạt động
Đường glucose là nhiên liệu cần thiết cho não bộ hoạt động. Khi vào cơ thể, glucose còn kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin, giúp não bộ nhận biết được bạn đã ăn bao nhiêu thức ăn và kiểm soát cơn thèm ăn, tránh béo phì. Vì vậy, đường rất cần thiết cho những người lao động trí óc như học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng…
3. Nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể
Cơ thể dự trữ đường glucose dưới dạng hợp chất glycopen ở gan và các tế bào cơ xương. Nguồn năng lượng này sẽ được sử dụng khi cơ thể cần lượng đường glucose lớn ngay lập tức như trong trường hợp vận động viên tập thể thao với cường độ cao trong thời gian ngắn.
Loại đường nào tốt cho sức khỏe?
1. Đường hóa học
Đường hóa học có nhiều loại, bao gồm: cyclamate, saccharin, aspartame, acesulfame-K, sucralose… Chúng có vị ngọt đậm nhưng không cung cấp năng lượng. Do đó, đường hóa học được dùng phổ biến trong các loại thực phẩm nhằm cung cấp chất dinh dưỡng như kẹo cao su, nước ngọt có ga… hoặc thực phẩm có lượng calo thấp (dành cho bệnh nhân cần kiêng đường hoặc muốn giảm cân).Thành phần chính của đường hóa học là aspartame – một chất làm ngọt nhân tạo.
Với cùng trọng lượng nhưng đường hóa học lại ngọt hơn so với đường thông thường từ 30-70 lần, thậm chí có thể đến 200-600 lần. Trong khi đó, đường cyclamate lại an toàn nếu không sử dụng quá nhiều; đường saccharin có thể gây ra tình trạng béo phì, đột quỵ, táo bón, mất trí nhớ…
2. Đường ăn kiêng
Có độ ngọt thấp nên dù có tăng hàm lượng sử dụng lên bao nhiêu lần thì cũng sẽ không thể đạt được độ ngọt mong muốn. Thành phần chính của đường ăn kiêng là erthritol, một chiết xuất tự nhiên từ trái cây. Đường ăn kiêng hoàn toàn không chứa chất aspartame, một tác nhân gây ra chứng bệnh đau nửa đầu và ung thư. Đây là loại đường dành riêng cho các bệnh nhân đái tháo đường vì nó làm tăng không đáng kể chỉ số của đường trong huyết.
3. Đường đỏ
Đường đỏ được làm từ mía. Mỗi kilôgram đường đỏ chứa 0,9g canxi và rất nhiều thành phần nguyên tố vi lượng khác nên có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành tế bào máu. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho chúng ta một lượng lớn vitamin B1, B2, B6 và C, giúp ngăn chặn việc hình thành các khối u cũng như quá trình lão hóa của cơ thể.
Nếu thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống, nước đường đỏ rất tốt cho sức khỏe. Trứng gà luộc bằng nước đường đỏ hoặc một tách trà pha với đường đỏ sẽ rất tốt cho người lớn tuổi, người mới ốm dậy hoặc bị suy nhược cơ thể.
4. Đường vàng
Còn được gọi là đường thô, đây là loại gia vị thường được các bà nội trợ sử dụng bởi có độ ngọt sắc và đậm mùi mía. Trong thành phần chất dinh dưỡng của đường vàng, đáng chú ý nhất là canxi, kali, sắt và ma-giê nhưng tỉ trọng của chúng lại rất nhỏ. Do đó, loại đường này thật sự không có lợi nhiều cho sức khỏe.
5. Đường tinh luyện (Đường cát trắng)
Đường cát trắng là kết quả của việc dùng sodium hyposulfite tẩy trắng từ đường vàng. Các loại hóa chất dùng để xử lý khi sản xuất đường trắng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, nếu chỉ cần dùng đường như một nguyên liệu, không quan trọng hình thức món ăn thì nên sử dụng đường vàng.
6. Mật ong
Mật ong được xem là đường tinh luyện vì 96% thành phần của nó là đường fructose, glucose và sucrose. Một muỗng canh mật ong sẽ cung cấp 65 calo so với 48 calo của các loại đường thông thường. Do đó, mật ong làm tăng trọng lượng và gây ra nguy cơ về đường huyết… Ngoài ra, mật ong công nghiệp còn bị mất các chất dinh dưỡng hoặc enzym có lợi do bị phá hủy trong quá trình sản xuất. Mật ong chỉ tốt trong một số trường hợp, không nên sử dụng hàng ngày.
An Nguyên – Benh.vn