Chất béo từ lâu vẫn bị coi như một nguyên nhân gây béo phì và là một nguồn dinh dưỡng không tốt. Nhưng trên thực tế 60% não bộ của bé được cấu thành từ chất béo. Chất béo cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ khi trẻ vào giai đoạn ăn dặm. Vậy, vai trò thật sự của chất béo đối với sức khỏe trẻ sơ sinh như thế nào? Cần lưu ý những gì khi đưa chất béo vào chế độ ăn cho trẻ?
Mục lục
Chất béo là gì?
Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của bé. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.
Chất béo bao gồm dầu mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính (Ảnh minh họa)
– Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể.
Vai trò của chất béo đối với trẻ
– Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh.
– Bên cạnh đó, chất béo cũng là nguồn năng lượng quan trọng cho các hoạt động thể chất của trẻ hàng ngày
– Nhiều trẻ trong giai đoạn ăn dặm chậm lên cân vì khi chế biến các mẹ không cho 1 thìa dầu ăn vào phần cháo ăn dặm của trẻ mỗi bữa.
Do vậy, mẹ cần đảm bảo khẩu phần ăn của con cần đảm bảo đủ chất béo.
Lựa chọn chất béo nào cho trẻ?
– Dầu thực vật và mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có nhiều sự khác biệt.
– Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic
– một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.
Tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật dùng cho trẻ là 30% và 70% (Ảnh minh họa)
– Chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại chất béo nguy hiểm. Nếu cho bé dùng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.
– Khi chuẩn bị bữa ăn, các mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật. Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật là 30% và 70%.
– Cách đơn giản nhất nếu mẹ muốn bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn của bé là sử dụng dầu và mỡ xen kẽ nhau trong khi nấu ăn cho trẻ. Khi nấu mỡ thì nấu lượng ít hơn so với dầu một chút.
Lưu ý khi sử dụng chất béo cho khẩu phần ăn của trẻ
Không nên tái sử dụng dầu mỡ cháy khét (Ảnh minh họa)
– Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét. Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
– Các mẹ chỉ nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống. Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ.
– Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán, quay bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè. Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và không hề tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của trẻ.Lời kết
Lời kết: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất non nớt nhưng lại cần đầy đủ các chất dinh dưỡng để có thể phát triển khỏe mạnh, nhất là trong giai đoạn ăn dặm. Các mẹ có con nhỏ nên dành nhiều thời gian tìm hiểu về các chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể bổ sung đầy đủ những chất trẻ cần cho quá trình phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.