Theo tiết lộ từ một người dân Doãn Thượng, giấy để làm băng vệ sinh được lấy từ các loại giấy ăn trắng, thu gom từ các nhà máy sản xuất khác trong làng.
Mục lục
“Hồn trương ba da hàng Thịt”
Đến làng Doãn Thượng (xã Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh) với cái “mác” là làm đại lí phân phối sản phẩm băng vệ sinh, PV Chất lượng Việt Nam có mặt tại các xưởng sản xuất băng vệ sinh tại làng.
Theo quan sát, máy móc làm ra các sản phẩm băng vệ sinh đều thuộc hàng quá “đát”, cũ kỹ và thô sơ. Công nhân ngồi đóng những miếng băng trắng được đổ đống dưới đất. Tất cả mọi công đoạn từ dán “tem”, mác, cho vào túi đều được thực hiện bằng tay.
Nguyên liệu làm băng vệ sinh là những bì giấy được tái chế như thế này
Theo tiết lộ từ một người dân Doãn Thượng, giấy để làm băng vệ sinh được lấy từ các loại giấy ăn trắng, thu gom từ các nhà máy sản xuất khác trong làng. Từng mớ giấy phế liệu này được cho vào bể ngâm lớn.
Quá trinhg làm băng vệ sinh ” mất vệ sinh “
Sau thời gian, mớ giấy hổ đốn ấy được vớt lên, bở tung và mủn ra thành bột. Rồi loại bột giấy đó được chuyển sang giai đoạn khử trùng bằng cách đổ vào để ngâm có chứa chất javen. Theo đó, mớ giấy lộn nhanh chóng trở thành nguyên liệu làm băng vệ sinh trắng phau và “thơm” mùi hoá chất, thoạt trông qua ít ai phân biệt được với băng vệ sinh xịn!
“Bình thường, lớp thấm hút trong các miếng băng vệ sinh là bông, nhưng băng vệ sinh được làm ở Doãn Thượng đa phần làm từ giấy. Người dân cứ tham rẻ mà mua, chứ đã nhìn thấy công nghệ làm ra những sản phẩm ấy thì không ai dám dùng…”. Chị Hải, người làng Doãn Hạ cho biết.
Tại cơ sở sản suất băng vệ sinh V.H, hàng chục nhân công đang ngồi bệt dưới đất đóng gói sản phẩm. Tiếng ồn và bụi mù mịt khiến tôi phải che kín mặt chỉ để hở hai mắt. Bột giấy vón cục chất trong nhà kho, được công nhân xúc vào máy nghiền lại cho tơi rồi đưa vào băng chuyền để dập thành miếng. Không hề có bất cứ một công đoạn khử trùng nào, những đống băng vệ sinh trần được đổ ngay xuống sàn nhà xưởng đợi tay người gấp lại rồi đóng gói.
Ngổn ngang là hàng chục loại băng vệ sinh các loại mang những cái mác na ná các nhãn hiệu nổi tiếng: Dimica, Dania, Dicena, Dimico… (tương tự băng vệ sinh Diana) hay Kotox, Kotet, Koktex, Kolex… (tương tự băng vệ sinh Kotex).
Thoạt nhìn qua, bao bì mẫu mã của những gói băng vệ sinh “made in Doãn Thượng” trông cũng nhang nhác giống các sản phẩm của hai hãng nổi tiếng Diana và Kotex rất đỗi quen thuộc đối với chị em phụ nữ.
Sản phẩm đem đi tiêu thụ ở đâu ?
Theo lời chủ xưởng thì các loại băng vệ sinh này chủ yếu được đưa đi bán lẻ tại các vùng quê khác hay tận trên vùng núi, cũng có khi được những người bán lẻ chở xe đạp bán rong ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,…
Lớp đệm bên trong băng vệ sinh được chất đống 1 góc
Giá bán buôn của các loại băng vệ sinh này là 2.300 đồng/gói/10 miếng. “Xịn” hơn còn có loại cánh siêu mỏng giá 2.800 đồng/gói; loại băng hàng ngày, hương thảo mộc, trà xanh, cũng chỉ 2.000 đồng/gói. Loại chưa đóng gói thì bán lẻ theo chiếc với giá 300 đồng/chiếc. Loại “trần” (được đóng gói trong những túi bóng trắng, không có nhãn mác- PV) giá chỉ 22.000 đồng/ túi/ 15 gói/ 150 miếng.
Nguy cơ vô sinh do viêm nhiễm
Trải nghiệm không tốt
Năm trước, trong dịp nghỉ hè về quê, chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường nên để “chữa cháy” trong tình huống khẩn cấp, T.H (Viện ĐH Mở) phải dùng tạm loại BVS nhái mà em gái con nhà chú ruột học lớp 8 ở quê đang dùng. H. khá băn khoăn về chất lượng của loại BVS này song trong lúc chần chừ thì nhận được lời trấn an của cô em họ: “Muốn mua loại chị nói thì phải xuống chợ cơ. Giờ chị cứ dùng tạm loại này rồi lát xuống đó mà mua. Em vẫn dùng bình thường chứ không sao đâu”.
Không còn cách nào khác, H. đành dùng tạm loại BVS được em họ rỉ tai. Mọi chuyện cũng không có gì bất ổn cho đến khi đi vệ sinh, H. phát hiện ra BVS mình đang dùng đã bị bong mất lớp lưới ở phía trên bề mặt, những cục bông vón lại lộ hẳn ra, trông rất sợ. Ngay sau đó H. đã phải tức tốc xuống chợ để tìm mua loại BVS vẫn hay dùng. “Từ dạo đó, tôi đều mua sẵn BVS đảm bảo chất lượng để sẵn trong tủ quần áo, lúc nào cần thì dùng chứ không dám dùng lung tung nữa”, H. cho biết.
Không chỉ H., nhiều chị em khác cũng từng lâm vào tình huống dở khóc dở cười khi dùng BVS kém chất lượng như: ngứa ngáy vùng kín, bị trào kinh nguyệt ra ngoài…
Chuyên gia nói gì
Trao đổi về vấn đề này, BS sản khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà (Hà Nội) cho biết, các loại BVS rởm thường không đảm bảo chất lượng, độ thấm hút rất kém, không đạt tiêu chuẩn khử trùng, khi dùng rất dễ xảy ra tình trạng bông một nơi, lưới một nẻo. Nếu chị em dùng các sản phẩm này trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ngứa ngáy vùng kín, viêm nhiễm phụ khoa, nặng hơn có thể dẫn tới tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung.
Khi được hỏi, BVS rởm liệu có nguy cơ gây ung thư, BS Dung cho rằng chưa thể khẳng định dùng băng vệ sinh kém chất lượng sẽ gây ung thư. Bởi theo bà, những cơ sở sản xuất trái phép BVS có thể dùng các nguyên liệu kém chất lượng hơn để giảm giá thành, nếu họ không có mưu đồ cho chất độc hại gì vào bên trong BVS thì không thể gây ra ung thư nhưng viêm nhiễm thì hoàn toàn có thể
Theo khảo sát của PV, những loại băng vệ sinh na ná thương hiệu lớn hoặc không có bao bì được sản xuất tại Doãn Thượng đã chiếm lĩnh thị trường hầu hết khu vực miền núi, nông thôn thông qua kênh bán hàng rong và giao hàng tận nhà.
Benh.vn (Theo vietq.vn)