Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Trẻ em » Bệnh trẻ em » Bệnh chàm sữa ở trẻ – nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh chàm sữa ở trẻ – nguyên nhân và cách phòng tránh

Theo dõi Benh.vn trên
cham_sua_tre_em

Chàm sữa là dang bệnh viêm da dị ứng diễn ra ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới ̉6 tháng tuổi. Nguyên nhân chính gây loại bệnh này là do cơ địa dị ứng kết hợp với 1 số yếu tố từ môi trường, thức ăn… Bệnh tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nên được điều trị ngay khi phát hiện bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

  • Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?
  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà tư vấn từ Giám đốc BV Nhi Trung ương
  • Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Cập nhật: 14/04/2021 lúc 9:00 chiều

Mục lục

  • 1 Triệu chứng và nguyên nhân chàm sữa
    • 1.1 Triệu chứng của bệnh chàm sữa
    • 1.2 Phân loại bệnh chàm sữa
    • 1.3 Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa
  • 2 Điều trị và chăm sóc trẻ mắc bệnh chàm sữa thế nào
    • 2.1 Điều trị chàm sữa trẻ em
    • 2.2 Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa
  • 3 Cách phòng tránh bệnh chàm sữa cho trẻ
  • 4 Lời kết

Bệnh chàm sữa còn gọi là lác sữa là một bệnh hay gặp ở trẻ ở độ tuổi 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đặc tính của bệnh là viêm da dị ứng. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng khiến vùng da bị tổn thương khô căng, nứt nẻ, chảy máu gây khó chịu ngứa ngáy đau đớn cho trẻ.

Vậy nguyên nhân mắc bệnh chàm sữa ở trẻ là gì, khi trẻ bị chàm sữa các gia đình nên xử lý ra sao hãy cùng Benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng và nguyên nhân chàm sữa

Chàm sữa có triệu chứng tương đối dễ nhận ra vì thường chỉ xảy ra với trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, vị trí cũng dễ nhận ra. Nguyên nhân chàm sữa hiện tại không được xác định rõ ràng.

Triệu chứng của bệnh chàm sữa

  • Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…
  • Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, đối xứng, có thể lan cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Nếu nặng, có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng.

cham_sua

Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…

  • Khi bị bệnh, trẻ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.

Phân loại bệnh chàm sữa

  • Chàm sữa cấp tính: Da trẻ nổi ban màu hồng, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng vảy, ngứa dữ dội.
  • Chàm sữa mạn tính: Da trẻ ngứa rát, mảng da dày, khô, ráp, và tróc vảy, với nhiều rãnh ngang – dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.
  • Chàm sữa bán cấp: Giai đoạn trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa

  • Hiện nay nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Cha mẹ có tiền sử bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng dễ mắc bệnh.
  • Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Lông chó, mèo, gián cũng có thể gây dị ứng cho trẻ.
  • Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng…

cham_sua_2

Bệnh chàm sữa có thể do rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng…

Điều trị và chăm sóc trẻ mắc bệnh chàm sữa thế nào

Chàm sữa không phải bệnh nguy hiểm tuy nhiên, vì da trẻ ở độ tuổi sơ sinh rất non nớt và dễ bị tổn thương nên các mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc trên da mặt bé mà nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi điều trị chàm sữa cho trẻ.

Điều trị chàm sữa trẻ em

  • Cách điều trị tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé.
  • Không tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

Đã có nhiều trường hợp các gia đình tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticosteroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận…rất nguy hiểm cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa

  • Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da.

Nếu tắm xà phòng cho trẻ nên loại sữa tắm vô cùng dịu nhẹ có pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh.

  • Không mặc cho trẻ các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.
  • Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh, giữ môi trường cần thoáng mát, không quá khô.
  • Giữ cho da trẻ luôn khô ráo, tránh để cơ thể trẻ đổ mồ hôi ẩm ướt, thay tã lót cho trẻ ít nhất ba lần trong ngày, tránh để lâu gây ẩm ướt vì phân và nước tiểu là yếu tố dễ gây kích ứng da.
  • Không nên tiêm chủng cho trẻ trong thời điểm này hoặc để trẻ tiếp xúc với những người mới vừa được tiêm chủng.

Khi trẻ bị chàm sữa, không nên tiêm chủng cho trẻ hoặc để trẻ tiếp xúc với những người mới vừa được tiêm chủng.

Cách phòng tránh bệnh chàm sữa cho trẻ

  • Khi trẻ còn bú mẹ các mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp trẻ chống lại dị ứng. Mẹ cũng nên hạn chế ăn trứng, mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn một cách tối đa… để tránh gây dị ứng cho trẻ qua đường sữa.
  • Cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của trẻ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

Lời kết

Bệnh chàm sữa không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng khiến trẻ phải chịu đau đớn, khó chịu làm các bậc cha mẹ luôn trong trạng thái lo lắng không yên tâm. Bản chất bệnh là viêm da dị ứng nên trong giai đoạn cho con bú các mẹ nên chú ý bổ sung cá biển và kiêng một số thức ăn có thể gây dị ứng cho trẻ qua đường sữa mẹ như mỡ, nội tạng động vật..để có thể giảm tối đa nguy cơ mắc chàm sữa cho trẻ.

Chia sẻ

Thực tế các trường dạy trẻ tự kỷ

Nhân ngày bệnh tự kỷ được thế giới công nhận. Hơn 200 nghìn người mắc bệnh tự kỷ đã được VTV đưa ra. Con số này ngày càng tăng cao trong khi trường học dành cho trẻ mắc chứng bệnh này hoàn toàn không có, nếu có thì chỉ là các lớp tự phát.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh chàm , Bệnh miễn dịch dị ứng , Bệnh trẻ em , Trẻ em

Sản phẩm nổi bật

san-loc-vang-cung-plasmakare
suc-hong-mieng-plasmakare-diet-covid
kien-ba-khoang-gel-plasmakare-no5

Bài viết liên quan

qc2

Top 3 nước súc họng diệt khuẩn, ngăn chặn covid, virus gây bệnh hô hấp tốt nhất

29/09/2021

qc1

Top 6 loại kem bôi viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

29/09/2021

qc2

Review 6 loại xịt chống muỗi tốt nhất cho bé hiện nay

15/09/2021

Điều trị bệnh chàm bằng protein máu cuống rốn

12/10/2017

viêm mao mạch dị ứng

Cần đề phòng bệnh viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em

23/08/2018

benh_eczema_tre_em

Nguy cơ mắc bệnh eczema cho trẻ nhỏ từ khói thuốc lá

05/08/2019

Xem nhiều nhất

Test nhanh chẩn đoán bệnh ung thư, cục máu đông trong lòng mạch

06/08/2015

14_bieu_hien_nguy_hiem_khi_mang_thai

Điều trị bệnh sốt rét ở phụ nữ mang thai

01/07/2018

Hoảng hồn với rau muống nhiễm độc thuốc trừ sâu

04/08/2012

bệnh u xơ tử cung

Bệnh u xơ tử cung cách phòng tránh và điều trị

26/06/2018

Biện pháp giúp bệnh nhân ung thư vú tránh mãn kinh sớm

06/06/2018

beo_phi_anh_huong_toi_tri_tue

Trẻ em béo phì có hại gì – Hệ luỵ đối với trẻ béo phì

14/06/2016

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà tư vấn từ Giám đốc BV Nhi Trung ương

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà tư vấn từ Giám đốc BV Nhi Trung ương

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách phòng bệnh

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách phòng bệnh

Các bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho trẻ

Các bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho trẻ

Bệnh chân tay miệng và cách điều trị

Bệnh chân tay miệng và cách điều trị

Bệnh chân tay miệng kiêng gì và không nên kiêng để nhanh hồi phục?

Bệnh chân tay miệng kiêng gì và không nên kiêng để nhanh hồi phục?

Tin mới nhất

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu xóa bỏ mồ hôi chân tay

  • Top 5 nguyên nhân dị ứng da
  • Những bệnh thường gặp vào mùa xuân
  • Cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị hữu hiệu 8 loại bệnh này
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

Mùa kiến ba khoang đã đến, hãy coi chừng

03/05/2022

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

31/03/2022

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

01/03/2022

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

01/03/2022

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

10/01/2022

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện Trung Ương khác.

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com | admin@innocare.vn

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi