Bệnh nhân suy thận nhẹ cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc vì đa số các thuốc chuyển hóa qua thận. Việc bảo vệ thận ngay từ khi bệnh suy thận nhẹ sẽ giúp ích rất lớn trong việc bảo vệ chống tiến triển bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Mục lục
Suy thận là gì
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận.
Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn.
Suy thận mạn là một hội chứng diễn biến theo từng giai đoạn: trong giai đoạn sớm, lâm sàng chỉ có một số triệu chứng rất kín đáo, ngược lại vào giai đoạn cuối biểu hiện rầm rộ với hội chứng tăng urê máu. Quá trình diễn biến của suy thận mạn có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm.
Xác định tỷ lệ mới mắc, mắc bệnh suy thận mạn là một vấn đề khó khăn bởi trong suy thận mạn giai đoạn đầu người bệnh thường ít đi khám bệnh vì ít hoặc không có triệu chứng lâm sàng.
Tại sao suy thận phải điều chỉnh thuốc lựa chọn thuốc kĩ hơn
Đa số các loại thuốc theo đường uống, tiêm, dùng ngoài da (nhỏ mắt, mũi, tai, đặt hậu môn, âm đạo) xông hít… đều đào thải qua thận dưới dạng biến đổi hay không biến đổi nên đều có thể gây hại thận tùy theo mức độ độc hại của thuốc.
Người suy giảm chức năng thận nhẹ có độ thanh thải creatinin huyết thanh trên 150micro.mol/L và người trên 60 tuổi có độ thanh thải creatinin huyết thanh trên 120 micro.mol/L đã có thể gặp những trường hợp như: không bài xuất hết được thuốc hoặc chất chuyển hóa của thuốc nên tích tụ lại gây nhiễm độc cho cơ thể. Một số thuốc không có hiệu quả hoặc giảm tác dụng khi chức năng thận bị suy giảm.
Suy thận nhẹ tránh dùng thuốc gì
Vì vậy, với những đối tượng này nên lưu ý tránh dùng các thuốc sau: thuốc điều trị bệnh glocom: acetazolamid, thuốc chống ung thư: cisplatin; ifosfamid; thuốc chống rối loạn lipid máu: clofibrat, kháng sinh chống nhiễm khuẩn nặng: colistin; thuốc chống viêm không steroid: indomethacin; ibuprofen; ketoprofen; meloxicam; piroxicam; naproxen; tenoxicam, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2: metformin; thuốc kháng khuẩn tiết niệu: nitrofurantoin; thuốc giải độc kim loại: penicilamin; sulfonamid kháng khuẩn: sulfadiazin; các loại kháng sinh: neomycin; tetracylin và các thuốc cùng nhóm như: doxycylin, myocylin…