Xã hội phát triển, cuộc sống hiện đại khiến cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, yếu tố gia đình, gánh nặng cơm áo, gạo, tiền, sức ép công việc…cũng khiến con người nảy sinh ra nhiều căn bệnh, trong đó phải kể đến bệnh rối loạn nhân cách.
Mục lục
Vậy, bệnh rối loạn nhân cách là gì? Phương pháp điều trị bệnh này ra sao?
Thế nào là bệnh rối loạn nhân cách?
Rối loạn nhân cách là một tập hợp các trạng thái để biệt định các đối tượng có cách sống, cách cư xử, phản ứng hoàn toàn khác biệt với người thường nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần đặc trưng.
Khái niệm về rối loạn nhân cách là một khái niệm tiến triển và thay đổi theo sự phát triển của ngành tâm thần. Ở bệnh nhân rối loạn nhân cách, trí tuệ vẫn bình thường, thậm chí còn phát triển tốt. Tuy nhiên, họ không thể điều chỉnh được các rối loạn tính nết (cảm xúc, ý chí, hành vi, tác phong) của mình.
Rối loạn nhân cách (Ảnh minh họa)
Các nhóm rối loạn nhân cách
+ Nhóm kỳ quái, lập dị.
+ Nhóm kịch tính, nhiều cảm xúc, bất định.
+ Nhóm lo âu.
Biểu hiện
Về nhận thức
+ Nghi ngờ có nhiều người thù ghét, lợi dụng, lừa gạt và tìm cách làm hại mình.
+ Nghi ngờ lòng chung thủy của vợ chồng, bè bạn mà không có cơ sở, dẫn đến những hành vi, thái độ không thích hợp.
+ Có những niềm tin kỳ lạ, mê tín dị đoan thái quá…
+ Thiếu trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, sống ích kỷ.
+ Thiếu ăn năn với những lỗi lầm của mình và thường xuyên tái phạm…
Về hành vi
+ Dễ bị kích thích, hay gây hấn, dối trá, lừa lọc.
+ Hỗn hào với cha mẹ, anh em, người lớn tuổi.
+ Một số miễn cưỡng, tránh né hoạt động nghề nghiệp, giao tiếp, chỉ dám làm việc khi có người bảo trợ, chịu trách nhiệm thay cho mình…
Đặc điểm
+ Rối loạn nhân cách xuất hiện trong thời kỳ cuối thời thơ ấu, thời thanh niên và tiếp tục xuất hiện khi trưởng thành.
+ Rối loạn nhân cách ở trẻ em hay vị thành niên đôi khi là hạnh kiểm kém (Tuy nhiên, không phải bất cứ đứa trẻ nào có hạnh kiểm kém đều dẫn đến rối loạn nhân cách khi trưởng thành sau này).
+ Người rối loạn nhân cách có thái độ, hành vi gây ra những vấn đề lớn cho chính bản thân họ và người khác.
+ Người rối loạn nhân cách không có tính mềm dẻo trong cư xử.
+ Rối loạn nhân cách thường diễn ra dai dẳng trong một thời gian dài…
Cách điều trị
Liệu pháp tâm lý
+ Liệu pháp tâm lý là biện pháp chủ yếu để điều trị các rối loạn nhân cách.
+ Tùy vào từng loại rối loạn, bác sĩ sẽ áp dụng các liệu pháp: tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm, tâm lý hành vi, phân tâm học…
Liệu pháp cộng đồng
+ Liệu pháp cộng đồng đưa người bệnh vào cuộc sống cộng đồng trong vài tháng (cần sự tự nguyện của bệnh nhân và trách nhiệm cần được chia sẻ của cả bệnh nhân và các nhân viên)
+ Thành viên khóa điều trị cộng đồng được khuyến khích nói về cảm xúc của họ và cảm nhận của họ về hành vi của người khác.
+ Khuyến khích người bệnh nghĩ về hành vi của họ tác động đến người khác như thế nào….qua đó giác ngộ ý thức của người bệnh.
Sử dụng các loại thuốc
+ Thuốc đóng vai trò phụ và chỉ được dùng khi người bệnh bị các đợt kích động, trầm cảm, lo âu.
+ Việc điều trị bằng thuốc phải được sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Lời kết
Rối loạn nhân cách là một căn bệnh khó điều trị bởi quá trình bị bệnh kéo dài suốt cuộc đời, ngoài ra hành vi rối loạn nhân cách còn gặp phải nhiều vấn đề tâm lý khác…dẫn đến việc tìm nguyên nhân và điều trị còn rất khó khăn và không phải bệnh nhân nào cũng hợp tác.
Vì vậy, trong cuộc sống đời thường nên tránh căng thẳng, sức ép về công việc, gia đình, mối quan hệ…để không ảnh hưởng đến chức năng tâm lý.
Benh.vn