Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Tim mạch » Bệnh tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não

Tác giả: Dương Giang

Theo dõi Benh.vn trên
tai_bien_mach_mau_nao_123

Tai biến mạch não là một cấp cứu cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm tổn thương não và biến chứng. Để phòng ngừa tai biến mạch não vấn đề quan trọng là kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, hút thuốc, rối loạn mỡ máu

  • Bệnh nhồi máu não
  • Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim
  • Các môn thể thao và phương pháp tập luyện phù hợp với người mắc bệnh huyết áp thấp

Cập nhật: 13/12/2021 lúc 4:22 chiều

Tai biến mạch não xảy ra khi một phần của não không có máu nuôi hoặc giảm nặng lượng máu nuôi, khi đó các tế bào não bị mất oxy và dinh dưỡng sẽ bị chết trong vài phút. Tai biến mạch não là một cấp cứu cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm tổn thương não và biến chứng. Để phòng ngừa tai biến mạch não vấn đề quan trọng là kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, hút thuốc, rối loạn mỡ máu…

Mục lục

  • 1 Dấu hiệu bệnh tai biến mạch máu não
  • 2 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não
    • 2.1 Nguyên nhân bệnh tai biến mạch máu não
    • 2.2 Yếu tố nguy cơ của bệnh tai biến mạch máu não
  • 3 Biến chứng của tai biến mạch não
  • 4 Chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não
  • 5 Điều trị bệnh tai biến mạch máu não
    • 5.1 Điều trị tai biến mạch máu não do nhồi máu não
    • 5.2 Điều trị tai biến mạch máu não do xuất huyết não
    • 5.3 Điều trị phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
  • 6 Phòng ngừa tai biến mạch máu não

tai_bien_mach_mau_nao_1

Dấu hiệu bệnh tai biến mạch máu não

Các dấu hiệu và triệu chứng của tai biến mạch máu não rất phong phú, đa dạng:

  • Rối loạn vận động: đột ngột trượt chân, mất thăng bằng hoặc mất sự phối hợp các động tác.
  • Rối loạn nói và hiểu: lẫn lộn, nói lắp hoặc khó khăn trong việc hiểu lời nói.
  • Liệt hoặc tê bì mặt, tay hoặc chân: có thể đột ngột tê bì, yếu hoặc liệt mặt, tay hoặc chân, đặc biệt ở một bên cơ thể. Cố gắng giơ cả 2 tay lên trên đầu cùng lúc nếu 1 tay bị rơi xuống có thể là dấu hiệu của tai biến mạch não. Tương tự như vậy, một bên của miệng có thể bị trễ xuống khi người bệnh cười.
  • Rối loạn nhìn ở một hoặc hai mắt: người bệnh có thể đột ngột mờ hoặc tối sầm một hoặc hai bên mắt hoặc có vấn đề về thị giác.
  • Đau đầu: đau đột ngột, dữ dội có thể phối hợp với nôn, hoa mắt chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.
  • Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của tai biến mạch não, thậm chí nếu triệu chứng thay đổi bất thường hoặc biến mất vẫn phải gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt, đừng chờ đợi triệu chứng biến mất. Nếu để quá lâu không điều trị khả năng tổn thương não và mất chức năng sẽ nặng hơn. Người bệnh nên đến bệnh viện trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Nếu nghi ngờ bị tai biến mạch não, người bệnh phải được chăm sóc cẩn thận trong khi chờ tới được bệnh viện.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tai biến mạch máu não trong đó chủ yếu tới 85% nguyên nhân thường gặp là nhồi máu não.

Nguyên nhân bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch não có thể do tắc nghẽn mạch máu não (nhồi máu não – NMN) hoặc do vỡ mạch máu não (xuất huyết não – XHN). Một vài người có tổn thương tạm thời mạch máu não (thiếu máu não thoáng qua).

Nhồi máu não: Khoảng 85% tai biến mạch não là nhồi máu não. Nhồi máu não xảy ra khi động mạch nuôi não bị hẹp hoặc tắc, gây giảm nặng dòng máu đến não. Nhồi máu não bao gồm: NMN do huyết khối (thường do xơ vữa động mạch…), do tắc mạch (cục máu đông bắn lên não thường có nguồn gốc từ tim).

Xuất huyết não: XHN có thể do nhiều tổn thương mạch máu não, do không kiểm soát được huyết áp, do yếu một vị trí trên thành mạch máu (phình mạch). Một nguyên nhân ít phổ biến của XHN là vỡ dị dạng động tĩnh mạch – một bất thường bẩm sinh gây yếu thành mạch. Các dạng XHN gồm có: xuất huyết trong sọ, xuất huyết dưới màng nhện.

Thiếu máu não thoáng qua: Cũng là một tai biến mạch não nhẹ, do sự giảm đột ngột cung cấp máu cho một phần của não do cục máu đông hoặc mảnh vụn làm tắc mạch não, thường kéo dài trong vòng vài phút tới 24 giờ.

Yếu tố nguy cơ của bệnh tai biến mạch máu não

Yếu tố nguy cơ có thể điều trị được: tăng huyết áp (nguy cơ tai biến mạch não bắt đầu khi tăng huyết áp trên 120/80mmHg), hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động, tăng mỡ máu, đái tháo đường, béo phì, lười vận động, hội chứng ngừng thở khi ngủ, bệnh tim mạch (suy tim, tim bẩm sinh, nhiễm trùng trong tim hoặc rối loạn nhịp tim), dùng thuốc (estrogen, cocain…), nghiện rượu.

Yếu tố nguy cơ khác: tiền sử gia đình có người tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu não thoáng qua, tuổi từ 55 trở lên, giới nam có nguy cơ cao hơn giới nữ.

Biến chứng của tai biến mạch não

Liệt: liệt một bên cơ thể hoặc liệt một bên mặt, cánh tay, gây khó khăn trong sinh hoạt như ăn uống, đi lại, mặc quần áo.

Khó nói hoặc nuốt. Cũng có thể khó khăn trong hiểu vấn đề, đọc hoặc viết.

Mất trí nhớ hoặc khó khăn khi suy nghĩ.

Rối loạn cảm xúc.

Đau, nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ nhất là khi lạnh.

Thay đổi hành vi, không thể chăm sóc bản thân.

Chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não

Khám lâm sàng: thời điểm xuất hiện triệu chứng rất quan trọng góp phần quyết định biện pháp điều trị, ngoài ra các triệu chứng hiện tại, người thầy thuốc cần hỏi thêm về tiền sử dùng thuốc, tiền sử chấn thương, tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch. Việc khám lâm sàng bao gồm nghe tim, phát hiện tiếng thổi ở động mạch cảnh, đo huyết áp, soi đáy mắt giúp phát hiện dấu hiệu lắng đọng các tinh thể mỡ nhỏ hoặc cục máu đông trong mạch máu ở mắt.

Xét nghiệm máu: đánh giá thời gian đông máu, đường máu, điện giải hoặc tình trạng nhiễm trùng.

Chụp CT sọ não hoặc MRI sọ não: giúp phát hiện vị trí tổn thương trên não, diện tổn thương, dạng tai biến mạch não là do nhồi máu hay xuất huyết não đồng thời phát hiện khối u trong não (nếu có) hoặc các tình trạng bệnh lý khác.

Các phương pháp khác: siêu âm mạch cảnh, chụp mạch não, siêu âm tim.

Điều trị bệnh tai biến mạch máu não

Để điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, các nguyên nhân khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau.

Điều trị tai biến mạch máu não do nhồi máu não

Aspirin: cho ngay sau khi bị tai biến mạch não để giảm nguy cơ bị tái tai biến mạch não. aspirin phòng ngừa sự hình thành cục máu đông.

Những thuốc chống đông máu khác: heparin có thể cho nhưng không có lợi ích nhiều trong cấp cứu. clopidogrel (plavix), sintrom, aspirin, dipyridamole (aggrenox) có thể phối hợp nhưng không thường sử dụng trong cấp cứu.

Truyền tĩnh mạch thuốc tiêu sợi huyết (TPA-alteplasse): được chỉ định khi bệnh nhân đến viện trong vòng 4 đến 5 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Bác sĩ sẽ cân nhắc nguy cơ chảy máu để quyết định dùng TPA cho bệnh nhân. Có thể đưa thuốc trực tiếp vào vị trí tổn thương thông qua một ống (catheter) từ đùi lên, hoặc trực tiếp lấy cục máu đông bằng một dụng cụ nhỏ đưa vào trong não.

Các phương pháp điều trị khác: cắt bỏ lớp áo trong động mạch cảnh để loại bỏ mảng xơ vữa động mạch, đặt stent động mạch cảnh để mở thông động mạch bị hẹp.

Điều trị tai biến mạch máu não do xuất huyết não

Điều trị tập trung vào kiểm soát chảy máu và giảm huyết áp. Phẫu thuật có thể sử dụng để giảm nguy cơ trong tương lai. Nếu người bệnh đang dùng các thuốc có thể gây chảy máu như sintrom, coumadin hoặc thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel (plavix), người bệnh sẽ được cho uống thuốc hoặc truyền các chế phẩm máu (huyết tương tươi) nhằm trung hoà tác dụng của các thuốc ở trên. Không sử dụng các thuốc chống đông máu như aspirin và TPA trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết não.

Phẫu thuật sửa chữa: giảm nguy cơ vỡ phình mạch não, dị dạng động tĩnh mạch. Ví dụ cặp vị trí phình mạch để ngăn dòng máu tới đó bằng 1 clamp nhỏ, hoặc nút mạch bằng Coil, phẫu thuật cắt bỏ khối phình nếu khối phình có thể tiếp cận được và không quá to.

Điều trị phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động và sinh hoạt. Chế độ luyện tập phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khoẻ chung, mức độ khó khăn trong hoạt động sau khi bị tai biến mạch não cũng như lối sống, sở thích, cũng như khả năng những người tham gia chăm sóc người bệnh. Tập luyện có thể bắt đầu trong thời gian nằm viện và tiếp tục ở nhà hoặc ở các cơ sở y tế địa phương.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Kiểm soát huyết áp: đóng vai trò rất quan trọng. Kiểm soát huyết áp bao gồm thay đổi lối sống như thể dục, giảm stress, duy trì cân nặng lý tưởng, giảm muối và rượu bên cạnh việc điều trị bằng các thuốc hạ huyết áp.

Kiểm soát rối loạn lipid máu: ăn ít cholesterol và chất béo. Nếu không kiểm soát được bằng chế độ ăn phải dùng thuốc hạ lipid máu do bác sĩ chỉ định.

Bỏ thuốc lá, thuốc lào: tai biến mạch não tăng ở cả người hút thuốc chủ động hoặc thụ động (người hít phải khói thuốc)

Kiểm soát đái tháo đường: bằng chế độ ăn, luyện tập, duy trì cân nặng và dùng thuốc.

Duy trì cân nặng lý tưởng: giúp làm giảm huyết áp, cải thiện mỡ máu và giảm nguy cơ tim mạch.

Chế độ ăn nhiều hoa quả và rau.

Luyện tập thể dục hàng ngày: tập aerobic, đi bộ, bơi, đạp xe… làm giảm huyết áp, cải thiện mỡ máu, tốt cho tim và mạch máu. Thể dục giúp giảm cân, kiểm soát đái tháo đường và giảm stress.

Hạn chế uống rượu: rượu mạnh làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch não. Tuy nhiên uống một lượng nhỏ đến vừa có thể giúp dự phòng tai biến mạch não và giảm xu hướng đông máu.

Điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ (nếu có): cung cấp oxy vào buổi tối.

Tránh thuốc có hại: cocain, methamphetamine…

Dự phòng bằng thuốc: nếu người bệnh đã bị tai biến mạch não hoặc thiếu máu não thoáng qua việc dự phòng tai biến mạch não đóng vai trò rất quan trọng. Các thuốc dự phòng biến cố tai biến mạch não bao gồm: Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspirin, có thể phối hợp với Dipyridamole như Aggrenox); có thể thay thế Aspirin bằng Clopidogrel (Plavix). Thuốc chống đông: nếu người bệnh có cục máu đông ở trong buồng tim, rối loạn nhịp tim, người bệnh nên được dự phòng tai biến mạch não bằng các thuốc chống đông bao gồm hepain và warfarin. Heparin được dùng trong thời gian ngắn khi người bệnh nằm viện; warfarin (coumadin) có thể được sử dụng lâu dài, tác dụng chống đông mạnh nhưng khoảng liều hẹp, liều dùng thật chính xác và cần theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ.

CNTTCNTG – BV Bạch Mai

Chia sẻ

Hội chứng động mạch vành cấp

Vữa xơ động mạch là một bệnh mạn tính với những đợt tiến triển cấp tính mà khi đó, có thể có những biểu hiện lâm sàng, điện học và sinh hóa khác nhau (cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp với sóng Q xuyên thành, NMCT cấp không có sóng Q hay NMCT dưới nội tâm mạc…).

Có thể bạn quan tâm: Bệnh người cao tuổi , Bệnh tim mạch , Tai biến mạch máu não

Sản phẩm nổi bật

viem-amidan-giai-phap

Bài viết liên quan

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

19/06/2018

tai biến mạch máu não

Xử trí rối loạn lipid máu trong dự phòng tai biến mạch não (phần 5)

15/08/2017

Cách nhìn mới về xơ vữa động mạch

25/07/2016

Xem nhiều nhất

suy tủy xương

Bệnh huyết học suy tủy xương

09/04/2018

Bệnh nhân mãn tính và những trăn trở khi áp dụng tăng 1.800 dịch vụ y tế

07/08/2019

la-che-xanh

Bạn đã biết những mẹo tự nhiên khử mùi hôi vùng kín

18/06/2023

Mỳ Omachi mốc đen- Masan khuyên khách “ăn gói khác”

04/07/2013

Phương pháp ngăn chặn bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại TPHCM

10/10/2018

Kế hoạch chương trình từ thiện quý III/2017

04/04/2018

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não

Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim

Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim

Các môn thể thao và phương pháp tập luyện phù hợp với người mắc bệnh huyết áp thấp

Các môn thể thao và phương pháp tập luyện phù hợp với người mắc bệnh huyết áp thấp

Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Phòng chống nguy cơ đột tử

Phòng chống nguy cơ đột tử

Bệnh tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não

Tin mới nhất

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Có đáng lo ngại không?

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Có đáng lo ngại không?

Tác dụng của cây vối và cách sử dụng cây vối chữa bệnh hiệu quả

Tác dụng của cây vối và cách sử dụng cây vối chữa bệnh hiệu quả

Microbiome – “bộ gen thứ hai” của con người

Microbiome – “bộ gen thứ hai” của con người

Thật không thể tin được: hệ vi sinh vật đường ruột có thể giúp thúc đẩy cơ thể tiêu diệt ung thư

Thật không thể tin được: hệ vi sinh vật đường ruột có thể giúp thúc đẩy cơ thể tiêu diệt ung thư

Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì giúp giảm ngứa và mẩn đỏ?

Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì giúp giảm ngứa và mẩn đỏ?

Những hiểu biết về chứng bệnh bại não trẻ em

Những hiểu biết về chứng bệnh bại não trẻ em

Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em: Biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa

Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em: Biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

5 điều cần nhớ khi sử dụng điện thoại trước khi ngủ

  • 5 thói quen không ngờ lại chính là nguyên nhân gây tổn hại đôi mắt của bạn
  • 5 thói quen giúp người trẻ tránh xa bệnh tim mạch
  • 5 món ăn để qua đêm dễ biến thành thuốc độc
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Tác dụng của cây vối và cách sử dụng cây vối chữa bệnh hiệu quả

Tác dụng của cây vối và cách sử dụng cây vối chữa bệnh hiệu quả

04/12/2023

Thật không thể tin được: hệ vi sinh vật đường ruột có thể giúp thúc đẩy cơ thể tiêu diệt ung thư

Thật không thể tin được: hệ vi sinh vật đường ruột có thể giúp thúc đẩy cơ thể tiêu diệt ung thư

02/12/2023

Những điều bí ẩn tuyệt vời về cơ thể con người

Những điều bí ẩn tuyệt vời về cơ thể con người

25/11/2023

7 dấu hiệu triệu chứng không nên bỏ qua cảnh báo bệnh nguy hiểm

7 dấu hiệu triệu chứng không nên bỏ qua cảnh báo bệnh nguy hiểm

13/11/2023

5 thói quen không ngờ lại chính là nguyên nhân gây tổn hại đôi mắt của bạn

5 thói quen không ngờ lại chính là nguyên nhân gây tổn hại đôi mắt của bạn

08/11/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi