Bệnh Than là bệnh rất nguy hiểm vì thực phẩm than có thể sống từ 20 đến 30 năm trong đất và rất dễ lây lan nếu không có nhận thức tốt về bệnh dịch.
Mục lục
Vừa qua 25 triệu bệnh nhân nhập viện với triệu chứng sốt cao và có những vết bỏng loét to mầu đen sau khi ăn phải gia súc nhiễm bệnh. Để ứng phó với dịch bệnh, trạm thú ý ở các xã đã xuống hỗ trợ người dân phát hiện bệnh và điều trị những gia súc mắc bênh. Các ban ngành liên quan đã tuyên truyền và hướng dẫn người dân cách phòng chống, đặc biệt để khống chế sự lây lan của dịch bệnh UBND các huyện đã có thông tư tạm thời dừng các hành vi giết mổ, vận chuyể , kinh doanh, tiêu thụ gia súc không rõ nguồn gốc như Trâu, bò, lợn, chó, mèo có nguy cơ mắc bệnh hoặc có biểu hiện ốm.
Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng nếu thực hiện nghiêm túc thì sau nhiều năm mới giải quyết triệt để nha bào bệnh than trong môi trường đang có dịch. Việc thu hồi tái chế chất thải có ích và loại bỏ các chất thải nguy hại là vấn dề quan tâm của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này.
Định nghĩa
Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, từ động vật lây sang người, do trực khuẩn than (Bacillus anthracis) gây ra.
Biểu hiện lâm sàng ở người là hội chứng nhiễm khuẩn-nhiễm độc toàn thân nặng, tổn thương thường gặp là ở da. Thể hô hấp và tiêu hóa ít gặp nhưng rất nặng với tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh than là một trong những bệnh được xếp vào nhóm bệnh “đặc biệt nguy hiểm”. Vi khuẩn than dễ được nghiên cứu sử dụng trong chiến tranh sinh học.
Mầm bệnh
Trực khuẩn than (Bacillus anthracis) gram (+), thuộc họ Bacillaceae, là trực khuẩn lớn (3-10 x 1-1,5 mm), có vỏ bọc, không di động. Các trực khuẩn than thường đứng với nhau thành chuỗi, chung một vỏ bọc, như hình “đoạn tre”.
Ở đất, trực khuẩn tạo thành nha bào hình bầu dục, kích thước nhỏ hơn và có thể tồn tại hàng chục năm trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Nhưng nha bào dễ bị diệt khi đun sôi trong 10 phút hoặc các chất giầu oxy (thuốc tím, H2O2…).
Ở môi trường thạch máu, B. anthracis mầu trắng xám, khuẩn lạc xù xì, không tan máu hoặc tan máu yếu. Ngược lại, ở môi trường giầu CO2 (Natri bicarbonat), khuẩn lạc nhẵn.
Độc tố của B. anthracis gọi là độc tố anthrax (anthrax-toxin), gồm có 3 protein liên kết lại với nhau. Vỏ (polypeptid) có tác dụng chống thực bào.
Nguồn bệnh
Là động vật nuôi, chủ yếu là động vật ăn cỏ: Trâu, bò, ngựa, lừa, cừu, dê, lạc đà, hươu… bị bệnh. Khi chết, các động vật này làm lây lan mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Nha bào có thể tồn tại lâu dài, nhiều năm ở đất, da súc vật đã thuộc, lông động vật, thịt đóng hộp, xông khói…
Các động vật khác như lợn, chuột… cũng có thể là nguồn bệnh.
Đường lây
Đường lây chủ yếu là đường da-niêm mạc (da sây sát và niêm mạc), do tiếp xúc với mầm bệnh từ các động vật bị bệnh, chết hoặc các sản phẩm từ các động vật này (da, lông…) hoặc nha bào ở đất (lây gián tiếp).
Thứ yếu: Lây qua đường hô hấp do hít phải bụi có nha bào than (gặp trong xưởng thuộc da, chế biến lông động vật…). Trong chiến tranh sinh học, kẻ địch thường áp dụng đường lây hô hấp (phun nha bào than dạng aerosol).
Đường tiêu hóa: do ăn thịt nhiễm mầm bệnh.
Có tài liệu đề cập đến lây theo đường máu qua các côn trùng hút máu (ruồi trâu, ruồi vàng…).
Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng (chủ yếu là thể da), dịch tễ, nhưng ý nghĩa quyết định cho chẩn đoán là xét nghiệm đặc hiệu:
Nhuộm-soi: (kỹ thuật này chỉ có giá trị định hướng). Bệnh phẩm là dịch máu ở nốt phổng mụn than, đờm, nước tiểu, phân, chất nôn, dịch tổ chức… Nhuộm gram tìm vi khuẩn: gram (+). Nhuộm Ziehl – Neelson: phát hiện nha bào.
Cấy tìm vi khuẩn.
Chẩn đoán nhanh bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
Phản ứng da với kháng nguyên anthraxcin: tiêm trong da 0,1ml kháng nguyên chiết suất từ màng ngoài của vi khuẩn (anthraxcin). Nếu có miễn dịch với bệnh than thì tại chỗ tiêm nổi quầng đỏ đường kính >3cm.
Điều trị bệnh
Cần điều trị thật sớm. Cách ly bệnh nhân trong buồng riêng, nhân viên phục vụ phải có găng, ủng phòng bệnh.
Kháng sinh
Penicilin G 4.000.000UI tiêm tĩnh mạch mỗi 4-6giờ x 7-10 ngày.
Hoặc: Ciprofloxacin 400mg mỗi 8-12 giờ. Tetracyclin 0,4 g/lần (hay Doxycyclin 100 mg)x4 lần/ngày x 7-10 ngày.
Các kháng sinh thay thế khác: erythromycin, amoxicillin, chloramphenicol…
Đối với thể hô hấp, tiêu hoá: cần dùng liều cao hơn và phải kết hợp hồi sức.
Các thuốc trợ tim mạch, bổ sung nước và điện giải.
Không được trích rạch các mụn vì dễ gây nhiễm khuẩn huyết.
Nếu có Gamma globulin đặc hiệu hoặc huyết thanh kháng độc tố than thì dùng tốt.
Tiêu chuẩn ra viện
Khỏi về lâm sàng: Hết sốt, ăn, ngủ, sinh hoạt bình thường, bạch cầu máu ngoại vi bình thường… Đối với thể da: mụn than đã bong vảy, liền sẹo.
Xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính ở đờm, phân, máu, cách nhau 5 ngày.
Benh.vn