Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Ung thư » Bệnh u lympho không Hodgkin

Bệnh u lympho không Hodgkin

Theo dõi Benh.vn trên

U lympho không Hodgkin (ULKH), non Hodgkin Lymphoma là nhóm bệnh ác tính của tổ chức lympho, bệnh có thể biểu hiện tại hạch hoặc ngoài hạch. Là một trong mười loại ung thư phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, đứng hàng thứ 5 về tỷ lệ mắc bệnh và thứ 6 về tỷ lệ tử vong sau ung thư phổi, vú, gan, dạ dày, đại trực tràng.

  • Giải đáp: Ung thư vòm họng sống được bao lâu
  • Nguyên nhân ung thư vòm họng – hướng dẫn cách phòng ngừa
  • Bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì là tốt nhất

Cập nhật: 28/09/2018 lúc 12:19 chiều

U lympho không Hodgkin (ULKH), non Hodgkin Lymphoma là nhóm bệnh ác tính của tổ chức lympho, bệnh có thể biểu hiện tại hạch hoặc ngoài hạch. Là một trong mười loại ung thư phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, đứng hàng thứ 5 về tỷ lệ mắc bệnh và thứ 6 về tỷ lệ tử vong sau ung thư phổi, vú, gan, dạ dày, đại trực tràng.

Mục lục

  • 1 Nhận biết bệnh ung thư lympho không Hodgkin
    • 1.1 Các triệu chứng lâm sàng
    • 1.2 Các xét nghiệm
  • 2 Chẩn đoán bệnh u lympho không Hodgkin
  • 3 Nguyên nhân của bệnh u lympho không Hodgkin
    • 3.1 Yếu tố nhiễm khuẩn
    • 3.2 Yếu tố miễn dịch
    • 3.3 Môi trường
  • 4 Điều trị bệnh u lympho không Hodgkin
    • 4.1 Hoá trị
    • 4.2 Điều trị đích
    • 4.3 Điều trị miễn dịch phóng xạ
    • 4.4 Xạ trị
    • 4.5 Phẫu thuật
    • 4.6 Điều trị khác
  • 5 Cách phòng chống bệnh u lympho không Hodgkin

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến từ 45-55 tuổi, trung bình 52 tuổi. Bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Nam giới có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nữ.

Hình ảnh u lympho không Hodgkin

Nhận biết bệnh ung thư lympho không Hodgkin

Các triệu chứng lâm sàng

Hạch to (gặp ở trên 60% các trường hợp): hay gặp ở các vị trí như cổ, thượng đòn, nách, bẹn, người bệnh có thể tự sờ thấy hạch hoặc nhìn thấy hạch sưng to. Những trường hợp hạch to trong ổ bụng thì thường xuất hiện đau bụng âm ỉ liên tục hoặc từng cơn, nếu hạch quá to có thể sờ thấy khối rắn chắc trong ổ bụng, biểu hiện ở gan lách thì bệnh nhân thường thấy tức nặng bên hạ sườn phải hoặc hạ sườn trái do gan to hoặc lách to; nếu hạch to trong lồng ngực thì thường có tức ngực, ho, cổ bạnh to (phù áo khoác) do hạch chèn ép vào mạch máu. Hạch to trong ULKH thường không có biểu hiện đau, viêm.

Hạch to trong U lympho không Hodgkin

Biểu hiện u ngoài hạch: có thể xuất hiện từ đầu hoặc gặp ở người bệnh u lympho tại hạch nhưng bệnh tiến triển xuất hiện thêm u ở các vị trí ngoài hạch như: vùng mũi họng (ngạt mũi, chảy máu mũi, amidan sưng to, u ở thành họng, hốc mũi, vòm…); da (các ban sẩn, u ngoài da có thể gây sùi loét hoại tử, tổn thương lâu liền); mắt (lồi mắt, giảm thị lực); đường tiêu hoá (đau bụng, rối loạn phân, triệu chứng bán tắc hay tắc ruột…); thần kinh trung ương (đau đầu, buồn nôn, liệt tay chân, đái ỉa tự nhiên…). Bệnh có thể biểu hiện ở bất kỳ cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể.

Biểu hiện toàn thân: thường bệnh nhân có sốt không rõ nguyên nhân; Ra mồ hôi đêm; sút cân không rõ nguyên nhân, đây là các dấu hiệu có tiên lượng xấu. Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện mệt mỏi, ngứa ngoài da.

Khi bệnh ở giai đoạn tiến triển, có thể xuất hiện các biểu hiện chèn ép, xâm lấn của hạch, u như: lồi mắt; liệt mặt, tê, liệt tay chân, liệt do chèn ép tuỷ sống; tắc ruột, chảy máu đường tiêu hoá nếu u thuộc ống tiêu hoá…

Các xét nghiệm

Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm (vùng cổ, nách, bẹn, ổ bụng…): để phát hiện số lượng, vị trí, kích thước của hạch, u
  • Chụp Xquang tim phổi: hình ảnh trung thất rộng (hạch to trong trung thất).
  • Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ (lồng ngực, ổ bụng, sọ não, cột sống…): đánh giá kích thước của u, hạch, vị trí, mức độ xấm lấn. Vị trí hay gặp: vùng cổ, trung thất, dọc động mạch chủ, sau phúc mạc, u lách); Thể ngoài hạch: hay gặp ở vùng vòm họng, hốc mũi, não, hốc mắt …
  • Nội soi dạ dày, soi đại trực tràng: phát hiện các u lympho biểu hiện tại đường tiêu hoá. Thường gặp dạng u sùi và/ hoặc có loét. Giúp sinh thiết u chẩn đoán mô bệnh học.
  • Chụp PET/CT toàn thân nếu có điều kiện: có giá trị cao để phát hiện các tổn thương hạch, u. Đánh giá chính xác vị trí, kích thước của hạch, u, tổn thương di căn giúp xác định giai đoạn bệnh, theo dõi tiến triển, đánh giá đáp ứng điều trị.

Sinh thiết hạch, u làm xét nghiệm mô bệnh học, hoá mô miễn dịch

  • Thể hạch: sinh thiết hạch để chẩn đoán xác định bệnh và phân loại dòng tế bào.
  • Thể ngoài hạch: sinh thiết tuỳ vị trí u ngoài hạch (hốc mũi, đường tiêu hoá, da, não…).

Tuỷ đồ và sinh thiết tuỷ xương

Xác định tình trạng xâm lấn của tế bào u vào tuỷ xương giúp phân loại giai đoạn và tiên lượng

Các xét nghiệm khác

Xét nghiệm sinh hoá chất chỉ điểm u: men lactate dehydro genase (LDH) máu tăng cao, beta2-microglobulin máu tăng có ý nghĩa tiên lượng bệnh xấu.

Chẩn đoán bệnh u lympho không Hodgkin

Chẩn đoán xác định: Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán, tuy nhiên bệnh được chẩn đoán xác định bằng kết quả mô bệnh học qua sinh thiết hạch, u.

Chẩn đoán phân biệt: Lao hạch, viêm hạch, ung thư di căn hạch…

Chẩn đoán giai đoạn: dựa vào số vùng hạch bị bệnh, tình trạng xâm lấn tuỷ xương, tổn thương di căn, bệnh chia thành 4 giai đoạn từ I đến IV.

Nguyên nhân của bệnh u lympho không Hodgkin

Nguyên nhân sinh bệnh của ULKH chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Cho đến nay, người ta chỉ đưa ra các giả thuyết sau đây:

Yếu tố nhiễm khuẩn

  • Các virus bao gồm: HIV, Epstein-Barr virus (EBV), human T-leukemia/lymphoma virus-1 (HTLV-1) có khả năng làm bất tử tế bào lympho và gây ung thư hoá; human herpes virus 8 (HHV8) tác động lên quá trình chuyển dạng của tế bào lympho gây ra bệnh lý.
  • Các vi khuẩn: Helicobacter Pylori (HP), Chlamydophila psittaci, Campylobacter jejuni …gây phản ứng tăng sinh lympho, tạo điều kiện hình thành bệnh.
  • Nhiễm Helicobacter pylori làm tăng nguy cơ mắc ULKH tế bào B của ống tiêu hoá, đặc biệt ở dạ dày (u lympho thể MALT).

Yếu tố miễn dịch

Những người bị suy giảm miễn dịch tự nhiên (hội chứngWiskott-Aldrich, SCID…) hoặc mắc phải (HIV/AIDS, nhiễm EBV, sau ghép tạng…) hoặc bệnh lý tự miễn có nguy cơ cao mắc ULKH. Đặc biệt ở bệnh nhân AIDS, nguy cơ mắc ULKH cao gấp 150-650 lần.

Môi trường

Một số tác nhân môi sinh như: thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, dioxin, yếu tố phóng xạ… được coi là bệnh nguyên ULKH. Sau vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima tại Nhật Bản hay sau vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, tỷ lệ u lympho tăng cao.

Điều trị bệnh u lympho không Hodgkin

Điều trị bệnh ULKH tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh, hội chứng “B”, loại tế bào bệnh. phương pháp điều trị cụ thể như sau:

Hoá trị

Thường bệnh nhân dùng phác đồ điều trị phối hợp nhiều loại hoá chất kết hợp, có loại hoá chất đường uống, đường tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm vào tuỷ sống.

Các phác đồ hoá chất thường dùng cho bệnh bao gồm:

  • Phác đồ CHOP: (cyclophosphamide, doxorubicin, vincristin, prednisolone), chu kỳ 21 ngày hoặc 14 ngày (với thuốc kích thích tăng sinh bạch cầu G-CSF).
  • Phác đồ CVP: (cyclophosphamide, vincristin, prednisolone), chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ CHOEP: (cyclophosphamide doxorubicin, etoposide, vincristin, prednisolone), chu kỳ 21 ngày .

Một số phác đồ điều trị hoá chất trong trường hợp tái phát hoặc bệnh tiến triển:

  • Phác đồ EPOCH: (etoposide, vincristin, doxorubicin, cyclophosphamide, prednisolone), chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ FC: (fludarabine, cyclophosphamide), chu kỳ 28 ngày.
  • Phác đồ ESHAP: (etoposide, methylprednisolon, cytarabine, cisplatin), chu kỳ 28 ngày
  • Phác đồ ICE: (ifosfamide, etoposid, carboplatin AUC 5, Mesna), chu kỳ 14 ngày

Điều trị đích

Mang lại hiệu quả cao. Thường dùng cho các bệnh nhân điều trị hóa chất thông thường không hoặc ít đáp ứng hoặc tái phát. Thuốc hiện nay hay dùng trong bệnh ULKH là Rituximab (Mabthera). Được dùng trong trường hợp chẩn đoán ULKH tế bào B, có dấu ấn CD-20 dương tính. Thuốc thường dùng kết hợp với một trong các phác đồ trên.

Điều trị miễn dịch phóng xạ

Sử dụng kháng thể đơn dòng gắn với đồng vị phóng xạ như I131, Y-90 kết hợp với phác đồ hoá chất, chỉ định cho những bệnh nhân không đáp ứng với hóa chất hoặc tái phát, bệnh tồn tại dai dẳng.

Xạ trị

Thường được dùng trong trường hợp khối u còn khu trú (giai đoạn I, II) hoặc có khối u lớn hoặc tổn thương u, hạch còn sót lại sau điều trị hoá chất.

  • Xạ trị toàn não trong trường hợp ULKH biểu hiện tại não.
  • Xạ phẫu bằng dao gamma nếu biểu hiện tại não có kích thước u nhỏ hơn 6 cm.

Phẫu thuật

Giúp sinh thiết hạch, u. Điều trị một số biến chứng như: tắc ruột, u chèn ép niệu quản…; lymphoma đường tiêu hoá: đại tràng, dạ dày…

Điều trị khác

Ghép tế bào gốc tự thân hoặc đồng loài được áp dụng cho bệnh nhân ULKH trẻ tuổi, bệnh tái phát hoặc kháng với các phương pháp điều trị ban đầu.

Cách phòng chống bệnh u lympho không Hodgkin

Phòng chống, tránh lây nhiễm một số virus, vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh như: vi rút HIV, EBV, HTLV-1, Helicobacter Pylori…, khi có biểu hiện lây nhiễm cần được điều trị sớm.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tránh tiếp xúc và có biện pháp phòng hộ khi làm việc với tác nhân hoá học và phóng xạ.

Benh.vn

Chia sẻ
cường giáp

Mắc bệnh cường giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Khi mắc bệnh cường giáp, ngoài việc cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ và xây dựng lối sống lành mạnh thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh , Dấu hiệu ung thư , U lympho không Hodgkin , Ung thư

Bài viết liên quan

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư miệng cùng phương pháp phòng ngừa

26/08/2018

u não

Bệnh u não nguyên phát

21/09/2018

Bệnh ung thư thực quản

03/10/2018

Xem nhiều nhất

Viên nang ích mẫu Abipha bị thu hồi

14/08/2016

Tràn dịch màng phổi xuất tiết

04/05/2018

Australia: Cặp đôi đồng tính nam hạnh phúc đón bé trai do em gái mang thai hộ

20/06/2015

set-danh

Xử trí bệnh nhân bị sét đánh

15/07/2018

trẻ mọc nanh sữa

Xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh có nanh sữa

11/07/2018

Cấp cứu cơn đau quặn thận

04/04/2018

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Giải đáp: Ung thư vòm họng sống được bao lâu

Giải đáp: Ung thư vòm họng sống được bao lâu

Nguyên nhân ung thư vòm họng – hướng dẫn cách phòng ngừa

Nguyên nhân ung thư vòm họng – hướng dẫn cách phòng ngừa

Bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì là tốt nhất

Bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì là tốt nhất

Dấu hiệu báo động tiềm ẩn nguy cơ bệnh ung thư

Dấu hiệu báo động tiềm ẩn nguy cơ bệnh ung thư

Điểm mặt những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện

Điểm mặt những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện

Ba căn bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu được tầm soát sớm

Ba căn bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu được tầm soát sớm

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư

Tin mới nhất

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

9 Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng

  • Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ
  • 6 lợi ích của bia đối với sức khỏe
  • 5 trường hợp TUYỆT ĐỐI không được ăn gừng
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

19/09/2023

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

19/09/2023

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

18/09/2023

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

17/09/2023

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

14/09/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi