Trả lời:
Trước đây thì người ta vẫn cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh béo phì là do ăn uống quá nhiều. Kết quả nghiên cứu của những năm gần đây của các nhà khoa học còn cho thấy, béo phì cũng là một loại bệnh bẩm sinh. Do nguyên nhân di truyền nên người béo phì có tỉ lệ chuyển hóa năng lượng thấp dẫn đến béo phì chứ không hẳn do ăn nhiều mới béo phì.
Một số học giả Mỹ tiến hành theo dõi, nghiên cứu một cách có hệ thống đối với tộc người Indian ở bang Arizone, miền Tây Hoa Kỳ, phát hiện có đến 80% số người Indian sinh sống ở đây đã béo phì ngay khi mới 20 tuổi. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa béo phì với chuyển hóa năng lượng, trước tiên các nhà khoa học tiến hành đo tình hình chuyển hóa năng lượng của 950 người India có cân nặng bình quân 95kg.
Sau đó theo dõi họ trong suốt 2 năm. Kết quả phát hiện sau hai năm, tiêu hao năng lượng mỗi ngày của những người tăng cân ít hơn những người không thay đổi cân nặng rõ rệt là 335 jun. Qua tính toán, mỗi ngày ít tiêu hao 335 Jun, tương đương với tăng trọng lượng cơ thể thêm 4kg trong một năm. Các nhà khoia học Mỹ còn tiến hành nghiên cứu tương tự đối với 200 người có trọng lượng cơ thể bình thường của tộc người khác, sau đó theo dõi họ trong 4 năm, kết quả càng khẳng định thêm một bước, người có tỉ lệ trao đổi năng lượng thấp rất dễ tăng cân.
Qua nhiều nghiên cứu, đối chiếu, các chuyên gia còn phát hiện, người đã có trạng thái béo phì thì tỉ lệ chuyển hóa năng lượng có xu hướng bình thường, sau khi giảm cân tỉ lệ chuyển hóa năng lượng lại giảm, khiến trọng lượng cơ thể lại có nguy cơ tăng lên.