Biến chứng của bệnh béo phì
Mục lục
1. Tăng nguy cơ tử vong:
Tăng cân quá mức và béo phì bản thân không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mà do quá trình biến chứng chuyển hoá: Tăng lipid huyết, đái tháo đường …và do bệnh thường diễn biến nặng trên người béo phì như :
+ Ngoại khoa: nguy cơ khi gây mê, phẫu thuật.
+ Nội khoa: nhiễm khuẩn nặng.
+ Sản khoa: đẻ khó.
Do nguy cơ ung thư hoá: tăng tỷ lệ ung thư vú và nội mạc tử cung do chuyển Androgen ở mô mỡ thành Oestrogens tương đối nhanh. ung thư đại tràng tăng ở người béo phì , bệnh lý buồng trứng ( Đa u nang buồng trứng).
2. Biến chứng tim mạch, bệnh lý mạch máu não:
Béo phì và béo bụng là yếu tố nguy cơ rất rõ rệt tới bệnh lý tim mạch và mạch máu não, mà nguyên nhân chính là do tăng huyết áp, tăng LDL – C, tăng Triglyxeride, tăng V.LDL-c , tăng Cholesterol, tăng Fibrinogen huyết, tăng PAI-1 (plasminogens Activator Inhibitor -1) và tăng Insulin.
Qua nghiên cứu Tramingham(26 năm ) cho thấy ở người có BMI > 30 có nguy cơ bệnh lý tim mạch từ 26 – 46% so với người có cân nặng lý tưởng .
Theo Nurses health Study nghiên cứu 10.000 phụ nữ trong 14 năm cho thấy nguy cơ tim mạch ở người có BMI từ 25-28,9 cao gấp 2 lần so với nhóm có BMI< 21, ở nhóm BMI > 29 thì nguy cơ tim mạch cao gấp 3 lần so với nhóm có BMI < 21. Trong nghiên cứu Cohort cho thấy ở người có BMI > 22 thì khi cứ tăng BMI lên 1 thì nguy cơ tim mạch tăng 10%.
a. Tăng huyết áp :
Cân nặng và huyết áp tiến triển một cách song song, theo nghiên cứu Inter salt trên 10.000 người cho thấy khi tăng 10 kg trọng lượng cơ thể thì huyết áp tâm thu tăng 3mmHg và huyết áp tâm trương tăng 2,3 mmHg và tăng 12% nguy cơ mạch vành và tăng 24% nguy cơ đột quỵ.
b. Suy tim:
Béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập đối với suy tim xung huyết và mạch vành ( đau thắt ngực, đột tử, nhồi máu cơ tim).
– Suy tim trái: do béo phì, tăng huyết áp và suy vành
– Suy tim phải: trong trường hợp có suy hô hấp.
– Tai biến mạch máu não: chảy máu não, nhồi máu não.
c. Suy tĩnh mạch:
Thường do cơ học mà nguyên nhân là do béo phì kiểu nữ gây viêm tĩnh mạch, rối loạn dinh dưỡng chi dưới ( loét các chỗ tĩnh mạch giãn).
3. Biến chứng chuyển hoá:
Chuyển hoá Gluxid: tình trạng tăng insulin, kháng insulin và cuối cùng là đái tháo đường type 2, vì vậy phải coi béo phì là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường.
Chuyển hoá Lipid: Thường tăng mỡ máu type 4 ( tăng Trigluxerid, tăng V.LDL-c ) và thường đáp ứng tốt với điều trị. Thoái hoá mỡ ở gan do rối loạn chuyển hoá mỡ.
Chuyển hoá a.uric: a.uric huyết thường tăng do tăng Triglyxeride trong quá trình điều trị béo phì vì vậy phải đề phòng cơn tăng a.uric đột ngột do thoái giáng Protid có thể gây cơn gút cấp tính.
4. Biến chứng cơ học do béo phì:
a. Hô hấp:
Hội chứng hạn chế (do lồng ngực di động kém) gây giảm thông khí phế nang tối đa → giảm oxy mô và cơ mãn tính.
Hội chứng khó thở khi ngủ(H.C Pick Wick) gây ngủ gà ban ngày, nhức đầu về buổi sáng, tăng hồng cầu, tăng Co2, cần tìm thường quy nồng độ oxy máu về đêm. Hội chứng này gặp 50% trường hợp béo phì nặng.
b. Xương khớp: do các khớp xương chịu áp lực cao.
– Thoái hoá khớp háng, khớp gối.
– Hoại tử do thiếu máu cục bộ đầu xương đùi .
– Đau lưng, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống.
– Viêm thần kinh toạ.
5. Biến chứng nội tiết:
– Đái tháo đường typ 2.
– Rối loạn chức năng sinh dục.
– Rối loạn kinh nguyệt, rậm lông, giảm khả năng sinh sản.
6. Biến chứng khác:
– Nhiễm trùng các nếp gấp da nhất là nhiễm nấm.
– Ung thư: đặc biệt là ung thư đại tràng đoạn cuối, ung thư vú gặp cao ở người tuổi mãn kinh.
– Tăng nguy cơ thai sản ở người béo phì có thai: tăng huyết áp, đái tháo đường thai nghén, nhiễm độc thai nghén, thai chết lưu, sảy thai, dị dạng thai.
– Sỏi mật: người béo phì có nguy cơ mắc sỏi mật cao, gan nhiễm mỡ.
– Thận: tắc tĩnh mạch thận, thận hư, suy thận
PGS. TS. Đỗ Trung Quân (Bệnh viện Bạch Mai)